(HBĐT) - Năm 2014, Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong đã khẳng định thương hiệu cam Cao Phong trên thị trường và người tiêu dùng trong cả nước. Từ năm 2019, huyện Cao Phong triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) với những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của huyện đã góp phần bảo vệ, nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong.
Năm 2020, Hợp tác xã Hà Phong (Cao Phong) phấn đấu 2 sản phẩm rượu cam và trà chanh mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Năm 2019, huyện Cao Phong có 5 sản phẩm của 2 đơn vị chủ thể được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó, 2 sản phẩm đạt 4 sao gồm: nước cam tươi lên men và cam quà tặng cao cấp của HTX Hà Phong; 3 sản phẩm đạt 3 sao gồm: Cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong, nước cốt cam và mứt ruột cam của HTX Hà Phong. Theo đánh giá, sản phẩm OCOP của huyện chất lượng tốt, hình thức, mẫu mã đẹp và có sức cạnh tranh cao. Việc gắn sao OCOP và được cấp tem truy xuất nguồn gốc, có bao bì, nhãn mác sản phẩm là minh chứng về chất lượng, tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp, HTX trong sản xuất, đảm bảo thương hiệu của sản phẩm OCOP cũng như quyền lợi người tiêu dùng. Đa số người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Sản phẩm cam quả được người tiêu dùng đánh giá cao về độ thơm, mỏng vỏ, độ ngọt; sản phẩm chế biến từ cam giữ được độ ngọt và hương vị của cam tươi.
Để tiếp tục khẳng định uy tín, chất lượng sản phẩm OCOP của huyện Cao Phong, ngay từ đầu năm 2020, HTX Hà Phong và HTX 3T nông sản Cao Phong tập trung nguồn lực đầu tư chăm sóc cam theo tiêu chuẩn VietGAP; đầu tư dây chuyền công nghệ sơ chế sau thu hoạch; tăng cường công tác giới thiệu sản phẩm thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2020, huyện đề ra mục tiêu nâng hạng tiêu chuẩn, phấn đấu sản phẩm nước cốt cam và mứt cam của HTX Hà Phong và cam quà tặng cao cấp của HTX 3T nông sản Cao Phong phấn đấu nâng cấp lên sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Huyện thực hiện chuẩn hóa 3 sản phẩm mới là trà chanh đào mật ong, rượu cam của HTX Hà Phong và hạt dổi Thạch Yên. Kinh phí dành cho nâng cấp và chuẩn hóa sản phẩm OCOP của huyện dự kiến 720 triệu đồng.
Xác định cây cam là cây thế mạnh, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện và người dân đã chung sức, đồng lòng xây dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam của huyện. Hiện nay, huyện chủ trương phát triển và trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đảm bảo ATTP vì sức khỏe của người tiêu dùng; phát triển mô hình liên kết theo chuỗi, liên kết vùng để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Hiện, toàn huyện phát triển trên 3.000 ha cam, quýt các loại, với sản lượng trên 40.000 tấn. Sản lượng cam ổn định, chất lượng đảm bảo là nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ các chủ thể phát triển sản phẩm OCOP, đặc biệt là sản phẩm chế biến từ cam đang là mặt hàng được thị trường ưa chuộng.
Để đạt được mục tiêu nâng hạng cho sản phẩm OCOP, ngay từ đầu năm, huyện triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP đến các chủ thể kinh tế; hỗ trợ các chủ thể xây dựng kế hoạch kinh doanh. Định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, sản phẩm chế biến từ cam đáp ứng tiêu chuẩn ở nhiều thị trường khác nhau. Huyện chủ trương phát triển sản phẩm, dịch vụ phải đi liền với phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp như HTX, tổ hợp tác để kích thích quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP, chủ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ thể tham gia chương trình để có kiến thức về quản trị sản xuất, kiến thức marketing…
Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị bền vững, trọng tâm là phát triển sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương. Hiện nay, chương trình được huyện triển khai tích cực, hiệu quả, gắn với 2 mục tiêu cốt lõi: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất gắn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo đó, huyện tiếp tục hỗ trợ các chủ thể nâng cấp sản phẩm mới, thực hiện tư vấn hoàn thiện sản phẩm về quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, hoàn thiện nhãn mác, bao bì, hồ sơ sản phẩm để đánh giá sản phẩm cấp huyện, tỉnh.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Với quan điểm xuyên suốt, đồng hành, hỗ trợ nhà đầu tư, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Thủy đã có những hành động cụ thể, hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn về các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng (GPMB) để các dự án triển khai bảo đảm tiến độ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
(HBĐT) - Do thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa lũ, mật độ phương tiện lưu thông khá cao, trong đó có nhiều xe trọng tải lớn, những năm qua, tỉnh lộ 438, đoạn qua 2 xã Khoan Dụ - Yên Bồng (Lạc Thủy) xuống cấp nghiêm trọng khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của dân cư trên địa bàn. Đồng thời, tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
(HBĐT) - Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận kinh tế thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã Hòa Sơn (Lương Sơn) luôn gương mẫu, tích cực tìm tòi, sáng tạo phát triển các mô hình kinh tế, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Tính đến hết quý III/2020, thu nhập bình quân của hội viên CCB ước đạt 45 triệu đồng, không có hộ nghèo và cận nghèo. Đời sống gia đình hội viên được cải thiện, thu nhập không ngừng được nâng cao.
(HBĐT) - Đồng Tâm là xã thuộc tốp đầu của huyện Lạc Thủy về phát triển kinh tế rừng. Toàn xã có 2.954,65 ha rừng, trong đó, rừng tự nhiên 1.806,77 ha, rừng trồng 1.147,88 ha. Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp 165,22 ha. Từ lợi thế đó, những năm qua, người dân Đồng Tâm tập trung trồng rừng, nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng… đem lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống của bà con.
(HBĐT) - Với địa hình hiểm trở, chịu nhiều tác động của bão lũ thiên tai, huyện vùng cao Đà Bắc là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh về hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT). Tuy nhiên, những năm gần đây, thực trạng trên đã từng bước được cải thiện nhờ sự đồng hành của phong trào xây dựng GTNT gắn với chương trình MTQG xây dựng NTM.
(HBĐT) - Đây là vụ sản xuất thứ 3, bà con nông dân thôn Tiên Lữ, xã An Bình (Lạc Thủy) đồng loạt đưa các loại máy móc cơ giới vào đồng ruộng. Vào mùa lúa chín, thay vì phải gặt tay và đập lúa thủ công, các hộ dân chỉ việc chuẩn bị sẵn bao đựng và phương tiện chở về nhà. Việc gặt, đập đã có máy liên hợp làm thay. Với sức mạnh của khoa học công nghệ, công việc thu hoạch trên cánh đồng lúa rộng vài ha hoàn tất chỉ trong 1 buổi.