Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục tổ chức điều hành các giải pháp thu nhằm hoàn thành cao nhất nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2020; tăng cường quản lý thu trên địa bàn, chống thất thu, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tập trung rà soát, nắm chắc tình hình nợ thuế của các chi cục trực thuộc; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu.


Người dân nộp thuế tại điểm thu Ngân hàng Vietcombank chi nhánh thành phố Cần Thơ. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN.

Theo đó, tổng thu cân đối 10 tháng đạt 1.137,3 nghìn tỷ đồng, bằng 75,2% dự toán, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2019 (ngân sách trung ương ước 70,5% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 81,2% dự toán).

Trong số đó, thu nội địa  ước đạt 959,2 nghìn tỷ đồng, bằng 75,9% dự toán, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019; thu từ dầu thô  ước đạt 29,65 nghìn tỷ đồng, bằng 84,2% dự toán, giảm 37,2% so với cùng kỳ năm 2019.  

Tổng chi ngân sách nhà nước 10 tháng đạt 1.260,2 nghìn tỷ đồng, bằng 72,1% dự toán, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Bộ Tài chính cho biết, nhờ chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương, giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt 321,5 nghìn tỷ đồng, bằng 68,3% dự toán, tính cả kế hoạch vốn năm 2019 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2020 và số kế hoạch giao bổ sung trong năm, thì số vốn giải ngân đạt 379,5 nghìn tỷ đồng, bằng 60,37% kế hoạch được giải ngân năm 2020.

Đến ngày 26/10, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 17,77 nghìn tỷ đồng cho phòng chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Ngân sách trung ương cũng đã sử dụng khoảng 3,17 nghìn tỷ đồng dự phòng để chi khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt và dịch tả lợn châu Phi; hỗ trợ 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cho 5 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ.

Bộ Tài chính có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khắc phục hậu quả nhà ở do thiên tai gây ra, dự kiến kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ các hộ dân khoảng 1.400 tỷ đồng.

Theo Bộ Tài chính, cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp địa phương khó khăn trong điều kiện giảm thu ngân sách nhà nước sâu do tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tăng cường công tác đối ngoại thúc đẩy thu hút đầu tư

(HBĐT) - Những năm qua, công tác đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được cấp ủy, chính quyền các cấp nghiêm túc triển khai, thực hiện. Tỉnh đã ban hành quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, cùng nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Đổi mới công tác lãnh đạo, điều hành, mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, ngoại giao kinh tế nhằm thu hút đầu tư, nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển KT-XH địa phương.

Nỗ lực nâng tầm sản phẩm nông nghiệp

(HBDT) - Thời gian qua, ngành NN&PTNT triển khai có hiệu quả các nghị quyết, cơ chế, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, Sở NN&PTNT phối hợp với các sở, ngành thường xuyên tổ chức hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản dưới nhiều hình thức như: Tổ chức lễ hội cây ăn quả có múi (CAQCM), hội chợ nông nghiệp, tuần lễ nông sản…

Phát triển thương hiệu cam Cao Phong

(HBĐT) -  Cam là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện Cao Phong. Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Năm 2016, Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Tốp 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5”. Chất lượng, uy tín sản phẩm cam Cao Phong tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp của tỉnh. Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để giữ gìn và phát triển thương hiệu cam Cao Phong.

Đường sắt cao tốc, ''cao'' bao nhiêu là đủ?

Bộ GTVT vừa trình Quốc hội báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Một lần nữa, công nghệ xây dựng tương ứng với tốc độ của tuyến đường sắt này lại là đề tài gây nhiều tranh cãi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục