(HBĐT) - Chiều 12/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (VĐTC) đến ngày 6/11/2020, bàn giải pháp thực hiện những tháng cuối năm. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.


Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Năm 2020, kế hoạch giải ngân VĐTC của tỉnh được Chính phủ giao gần 4.422 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn đã được HĐND tỉnh thông qua trong kế hoạch đầu tư công gần 4.299 tỷ đồng.

Theo đánh giá, công tác giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2020 được Tỉnh ủy, UBND tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, từ đầu năm đẩy mạnh giải ngân VĐTC và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ KH&ĐT; kịp thời nắm bắt tình hình giải ngân, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có sự chỉ đạo, tháo gỡ, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân VĐTC.

Tính đến ngày 6/11, số kế hoạch vốn đã giải ngân đạt 2.187,5 tỷ đồng, đạt 50,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 49,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân đạt 1.153,2 tỷ đồng, đạt 50,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 54,4% kế hoạch vốn Thủ tướng giao; vốn ngân sách T.Ư trong nước giải ngân 953,8 tỷ đồng, đạt 48,9% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và Thủ tướng giao; vốn nước ngoài ODA giải ngân 110,5 tỷ đồng, đạt 15% kế hoạch vốn giao; vốn bổ sung kế hoạch năm 2020 từ nguồn thu ngân sách T.Ư năm 2018 giải ngân 80,4 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch vốn giao.

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, gói thầu mua sắm thiết bị, nhất là mua sắm thiết bị từ nước ngoài chưa thể thực hiện.

Bên cạnh đó, một số nguồn vốn mới được giao bổ sung từ tháng 6, tháng 7/2020, nên khối lượng thực hiện, giải ngân còn thấp, đặc biệt là các dự án khởi công mới, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư nên chưa đủ điều kiện thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn được giao. Đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, thu từ sử dụng đất chưa đảm bảo theo kế hoạch được duyệt…

Về cơ chế, chính sách, việc thực hiện Nghị định số 68/2009/NĐ-CP, ngày 14/8/2019 dẫn tới các thủ tục chuẩn bị đầu tư, đầu tư dự án mới và điều chỉnh dự án đầu tư còn gặp vướng mắc, mất nhiều thời gian do có các quy định mới về việc thẩm định, phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư, sử dụng chi phí dự phòng của dự án.

Đối với vốn ODA, do áp dụng quy định mới của Chính phủ nên quy trình điều chỉnh chủ trương, gia hạn thời gian giải ngân của Hiệp định vay của một số dự án mất nhiều thời gian. Tại một số dự án không thể thực hiện, giải ngân do vướng mắc về thủ tục thanh toán. Sở KH&ĐT đã phối hợp các chủ đầu tư rà soát, đề nghị UBND tỉnh báo cáo Bộ KH&ĐT hoàn trả 321,6 tỷ đồng vốn nước ngoài về ngân sách T.Ư.

Kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần tăng cường trách nhiệm, khẩn trương chỉ đạo các biện pháp, đôn đốc giải ngân kế hoạch vốn giao đảm bảo kế hoạch đề ra, đến ngày 31/12/2020 đạt 100%, nhất là đối với dự án đến nay có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 30%, hoặc chưa giải ngân. Hoàn thiện hồ sơ thanh toán tại Kho bạc Nhà nước đối với các dự án đã có khối lượng hoàn thành; các chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn từ nguồn thu sử dụng đất có nhu cầu giải ngân sớm gửi hồ sơ đến Sở Tài chính để làm căn cứ điều hành dự toán. Tăng cường quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, tăng tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn của các dự án sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia; vốn nước ngoài ODA, vốn dự phòng chung ngân sách T.Ư.

 H.T

Các tin khác


Phát huy vai trò trung tâm và nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN

Hôm nay, Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Ðông - Nam Á (ASEAN) lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan được tổ chức theo hình thức trực tuyến chính thức khai mạc tại Hà Nội.

Xã Yên Mông: Thiết thực phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, trên địa bàn xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu tự nguyện hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, cống, đường giao thông, trường học. Qua đó, góp phần đắc lực tạo diện mạo của xã ngày càng khang trang, thúc đẩy KT-XH trên địa bàn phát triển.

Mở rộng hoạt động liên kết, phối hợp phát triển kinh tế vùng

(HBĐT) - Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô, tỉnh cũng là giao điểm thông thương với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thông qua hệ thống đường bộ phát triển. Tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp sạch và các loại hình du lịch. Đồng thời, tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển và cung cấp các dịch vụ, sản phẩm cho thị trường tiêu dùng vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

(HBĐT) - Ban chỉ đạo 389 tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 158/KH-BCĐ389 ngày 5/11/2020 về tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử (TMĐT).

Phụ nữ huyện Cao Phong giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Cao Phong hiện có trên 8.100 hội viên phụ nữ, sinh hoạt tại 88 chi hội. Để phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế thu hút đông đảo hội viên tham gia, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả như: trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia cầm, gia súc, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp… 

Xã Quý Hòa: Xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Sau 8 năm triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, xã Quý Hòa (Lạc Sơn) mới đạt 10/19 tiêu chí. Những tiêu chí khó như giao thông, thu nhập, hộ nghèo, nhà ở... vẫn là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục