(HBĐT) - Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thu hút đầu tư, tuy nhiên, tỉnh chưa đón được dự án lớn có năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng cao để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế. Mật độ doanh nghiệp (DN) bình quân trên 1.000 dân còn thấp, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố. Năm 2019, trên bảng xếp hạng Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hòa Bình vẫn ở vị trí 48/63 tỉnh, thành phố.
Bài 2 - Nhận diện đúng để tạo bước đột phá


Vừa qua, đường tỉnh 435 (tuyến Bình Thanh - Suối Hoa) đã được thông xe kỹ thuật, mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào khu du lịch hồ Hòa Bình.

Qua phân tích các chỉ số thành phần trong Chỉ số PCI, cộng đồng DN của tỉnh đánh giá, thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực đất đai bị xem là phiền hà hàng đầu của DN. Tài liệu ngân sách, quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch đầu tư công khó tiếp cận. DN chịu gánh nặng về thanh, kiểm tra; tình trạng trả chi phí không chính thức vẫn khá phổ biến. TTHC còn rườm rà, gây nhiều khó khăn, trở ngại...

Trao đổi về vấn đề này, ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP T&T 159, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh thẳng thắn cho biết: Muốn có giải pháp đúng, phù hợp, hiệu quả để cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thì phải có sự nhận diện vấn đề đúng. Thiết nghĩ, tỉnh nên có bước đột phá thay đổi trong cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành chức năng. Tránh gây rườm rà, phức tạp, kéo dài thời gian của DN trong giải quyết TTHC và chế độ, chính sách liên quan đến nhà đầu tư, tiếp cận thông tin, đất đai, bởi từ đó đã tạo ra tâm lý không thoải mái, không tích cực đối với các DN muốn vào đầu tư tại tỉnh. Các sở, ngành phải có trách nhiệm với công việc mình được giao trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Phải xác định được đối tượng chịu trách nhiệm đến cùng, khắc phục tình trạng có thành tích thì nhận, sai không ai chịu trách nhiệm. Lãnh đạo các sở, ngành, DN đều phải cộng đồng trách nhiệm, sâu sát hơn trong việc tiếp cận, đánh giá lẫn nhau và xử lý công việc của nhau, không nên giao phó công việc cho chuyên viên, cấp dưới. Nếu làm được như vậy thì môi trường đầu tư của tỉnh sẽ ngày càng tốt lên. Bên cạnh đó, cộng đồng DN, đặc biệt là các chủ DN cũng phải nhận diện lại việc đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh với tâm thế hết sức trách nhiệm. Bởi môi trường đầu tư có hấp dẫn, nhiều DN vào mới có cơ hội để chia sẻ, phát triển.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (ĐTKD), nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, trong đó, tập trung cải thiện các chỉ số thành phần về đất đai, chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai, tính minh bạch và tiếp cận thông tin; phấn đấu giai đoạn 2021-2025, Chỉ số PCI của tỉnh tăng 10 bậc, giữ được thứ hạng ổn định.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: Hòa Bình hoàn toàn có tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Để cải thiện được môi trường ĐTKD, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tỉnh cần xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể về vấn đề này. Trước hết, cần tăng cường minh bạch thông tin, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận được thông tin, gồm cả thông tin về cơ chế, chính sách, quy hoạch, đất đai. Nhất thiết phải đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông qua các chương trình để làm sao nêu bật được lợi thế của tỉnh trong sự nghiệp phát triển. Hòa Bình hoàn toàn có thể trở thành nơi tiếp nhận dòng vốn đầu tư, bởi sự quá tải ở các trung tâm công nghiệp xung quanh Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, có thể trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch. Muốn vậy, phải tăng cường hơn nữa công tác thông tin để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và du khách.

Bên cạnh đó, Chủ tịch VCCI cũng cho rằng: Tỉnh nên cải thiện mạnh mẽ các TTHC, tập trung giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm giảm phiền hà, chi phí cho DN, trong đó chú trọng tới lĩnh vực DN vướng mắc nhiều nhất là về đất đai, bảo hiểm, thuế. Đồng thời, triển khai mạnh mẽ hơn các chương trình xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương để giảm thiểu công tác thanh tra, kiểm tra đối với DN. Tỉnh quan tâm nhiều hơn nữa nâng cao chất lượng các thiết chế pháp lý, giải quyết được các tranh chấp thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của DN, tạo thuận lợi giúp DN phát triển, quan tâm đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN.

Mới đây, tại cuộc họp Ban chỉ đạo cải thiện môi trường ĐTKD và nâng cao chỉ số cạnh tranh tỉnh Hoà Bình, sau khi nghe báo cáo đánh giá kết quả thực hiện của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (DDCI) trong năm 2020 để triển khai trong năm 2021. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện triệt để, nghiêm túc quy định về vị trí công tác, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

Đối với công tác quy hoạch xây dựng, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng tại các đô thị, quy hoạch 2 bên đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình… nhằm bảo đảm tính khớp nối, đồng bộ với các quy hoạch khác, giúp định hướng cho hoạt động thu hút đầu tư. Giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố khẩn trương hoàn thành quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện, lập quy hoạch sử dụng đất theo các khu chức năng, bảo đảm tính kết nối với quy hoạch xây dựng và các quy hoạch khác.

Để giải quyết vướng mắc giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố hỗ trợ nhà đầu tư có dự án triển khai trên địa bàn trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các công việc khác liên quan đến triển khai dự án tại địa phương, giúp đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, sớm đưa dự án đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có biện pháp xử lý đối với các trường hợp mua bán đất nhằm mục đích vụ lợi trong khu vực quy hoạch dự án.

Để cải thiện môi trường ĐTKD không thể thiếu vai trò rất quan trọng của Hiệp hội DN tỉnh. Do vậy, UBND tỉnh đề nghị Hiệp hội DN tỉnh tăng cường tuyên truyền tới các thành viên thực hiện các TTHC với cơ quan Nhà nước của tỉnh thông qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến, từng bước nâng cao chất lượng quản trị, năng lực thực hiện các TTHC, hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả…, góp phần phát triển KT-XH tỉnh Hòa Bình.


Hoàng Nga


Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục