(HBĐT) - Chiều 9/12, ngày làm việc thứ hai, Kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh khóa XVI đã tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung chất vấn xoay quanh các vấn đề cử tri quan tâm. Báo Hòa Bình trích đăng một số ý kiến trả lời chất vấn của thủ trưởng các sở, ngành. 



Đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT trả lời chất vấn.  

Vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh và TP Hòa Bình

Đại biểu hỏi: Đề nghị cho biết quy hoạch về đất đai khu vực xử lý rác thải của tỉnh và TP Hòa Bình đã có chưa? Bao giờ TP Hòa Bình có địa điểm, nhà máy đủ công suất, công nghệ phù hợp để xử lý hết rác thải của thành phố? Phương án, giải pháp cụ thể của UBND tỉnh trong việc vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh và TP Hòa Bình trong thời gian trước mắt, lâu dài như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT trả lời: Quy hoạch đất đối với dự án xử lý rác thải của TP Hòa Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, tại Quyết định số 726/QĐ-UBND, ngày 8/4/2019, gồm các vị trí: Khu xử lý chất thải TP Hòa Bình tại xã Yên Mông, diện tích 40 ha, giai đoạn 2016-2020 thực hiện 20 ha; nhà máy xử lý rác thải TP Hòa Bình tại phường Thống Nhất, diện tích 40 ha; dự án khu xử lý, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn Hòa Bình tại xã Thịnh Minh của Công ty CP Năng lượng môi trường Bắc Việt, diện tích 10 ha.

Theo Quyết định số 2436/QĐ-UBND, ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Hòa Bình năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, TP Hòa Bình được quy hoạch 3 khu xử lý CTR ở Yên Mông, Thống Nhất và Thịnh Minh, công suất xử lý khoảng 150 - 300 tấn/ngày đêm, hạn chế tối đa lượng CTR chôn lấp. Đến nay, khu xử lý CTR Thống Nhất và Yên Mông chưa được triển khai, do không nhận được sự đồng thuận của Nhân dân. Khu xử lý CTR Thịnh Minh đã được Công ty CP Năng lượng môi trường Bắc Việt đầu tư khu xử lý, tái chế, thu hồi năng lượng từ rác thải, công suất xử lý giai đoạn 1 là 100 tấn/ngày đêm, có khả năng xử lý được hết lượng rác thải phát sinh hàng ngày của TP Hòa Bình.

Hiện, trên địa bàn tỉnh mới có 4/17 khu xử lý CTR có nhà đầu tư và dự án đi vào hoạt động. Công nghệ xử lý chủ yếu là đốt và chôn lấp, không thu hồi được năng lượng, hiệu quả chưa như mong muốn. Do đó, trước mắt, các địa phương cần chủ động xây dựng phương án xử lý CTR phát sinh trên địa bàn, khuyến khích người dân tự phân loại, xử lý đối với các loại rác thải hữu cơ, dễ phân hủy. Cần tiếp tục đầu tư, tạo điều kiện để các khu xử lý CTR đã được đầu tư theo quy hoạch được hoạt động theo đúng công suất thiết kế, phương án đã được phê duyệt. Về lâu dài, tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2436 của UBND tỉnh. Khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu vực đã được quy hoạch theo công nghệ hiện đại, có khả năng tái chế, thu hồi năng lượng để xử lý rác thải sinh hoạt, thay thế việc chôn lấp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


Giải quyết tình trạng dùng xung điện bắt giun đất hủy hoại môi trường

Đại biểu hỏi: Cử tri nhiều huyện phản ánh việc dùng xung điện bắt giun đất hủy hoại môi trường, làm chết các sinh vật trong đất. Đề nghị Giám đốc Sở TN&MT cho biết phương hướng giải quyết trong thời gian tới? Chế tài xử lý đối với hành vi này như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT trả lời: Việc dùng xung điện bắt giun đất hủy hoại môi trường, làm chết các sinh vật trong đất là hành vi khai thác hủy diệt nguồn tài nguyên sinh vật trong đất, bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Trước thực trạng nêu trên, để chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn kịp thời các hoạt động đánh bắt giun đất bằng biện pháp hủy diệt, cũng như bảo vệ các loài động vật hoang dã khác, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Văn bản số 1920/UBND-NNTN, ngày 26/12/2019 gửi các sở, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của Nhân dân về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học. Tuyên truyền, vận động Nhân dân không tham gia, thực hiện các hành vi khai thác hủy diệt nguồn tài nguyên sinh vật, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt giun đất bằng kích điện hoặc hóa chất. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, sơ chế, tiêu thụ giun đất và các sinh vật hoang dã theo quy định của pháp luật. Về chế tài xử lý, đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, sơ chế, tiêu thụ giun đất, hiện Nghị định số 155/2016/NĐ-CP chưa có quy định về xử phạt.


Về thực hiện dự án nâng cấp hệ thống đường ống nước sạch trên địa bàn TP Hòa Bình

Đại biểu hỏi: Đề nghị giải trình, làm rõ một số bất cập trong thực hiện dự án nâng cấp hệ thống đường ống nước sạch trên địa bàn TP Hòa Bình của Công ty CP nước sạch Hòa Bình?


Đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hoà Bình trả lời chất vấn.

Đồng chí Bùi Quang Điệp, Chủ tịch UBND TP Hòa Bình trả lời: Nước sạch là một trong số những mặt hàng Nhà nước có kiểm soát để đảm bảo an sinh xã hội, UBND TP Hòa Bình đã có Công văn số 3696/UBND-TNMT, ngày 26/11/2020 gửi Công ty CP nước sạch Hòa Bình đề đề nghị xem xét giảm các yêu cầu, điều kiện về tài chính, kỹ thuật để các hộ gia đình trên địa bàn được sử dụng nước sạch với chi phí hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của Nhân dân và chính sách an sinh xã hội trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Về việc Công ty CP nước sạch Hòa Bình thi công, khoan, cắt, đào bới đường giao thông trong khu dân cư sử dụng lòng đường, hè phố để thi công lắp đặt đường ống nước, nhằm thay thế hệ thống đường ống nước cũ, UBND thành phố yêu cầu công ty có trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường, hè phố và bảo hành trong thời gian 12 tháng phần hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Để đảm bảo nội dung trên, UBND thành phố đã yêu cầu Công ty CP nước sạch Hòa Bình thực hiện ký quỹ hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ với số tiền trên 243 triệu đồng.

P.V

Các tin khác


Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi NQĐH được Tỉnh ủy chỉ đạo là tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. 
Bài 2 - Tập trung nguồn lực cho các công trình, dự án trọng điểm

Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH, thu, chi ngân sách năm 2020 và nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2020; dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và phê chuẩn quyết toán ngân sách năm 2019, do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí tư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XVI.

Huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Từ định hướng của Tỉnh ủy, các cấp, ngành, địa phương đã huy động, tập trung các nguồn lực, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo quy hoạch, tạo động lực quan trọng thúc đẩy KT-XH về nhiều mặt, góp phần phát huy lợi thế, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, sản xuất và đời sống của Nhân dân.
Bài 1 - Tạo bước chuyển tích cực diện mạo đô thị, nông thôn

"Ngôi nhà chung" của doanh nghiệp nhỏ và vừa huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Mỗi năm, các doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp khoảng 70% kế hoạch năm ngân sách huyện. Nhiều hoạt động đảm bảo an sinh xã hội được tích cực triển khai... Đó là những kết quả quan trọng Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) huyện Lạc Sơn đã đạt được trong 15 năm thành lập.

Lãi vay ngân hàng gần gấp đôi lãi huy động, người vay ''méo mặt''

Lãi suất huy động đã giảm rất mạnh, ngân hàng thậm chí còn không huy động kỳ hạn dài, tuy nhiên lãi suất cho vay chỉ giảm nhỏ giọt. Người vay méo mặt vì lãi suất cho vay hiện nay gần gấp đôi so với lãi suất huy động.

Không lo thiếu hàng Tết dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

Thời điểm gần Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường nguồn hàng dự trữ trên toàn hệ thống, song vẫn đảm bảo công tác chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục