(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước, thu 10.000 tỷ đồng NSNN, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thắng lợi NQĐH được Tỉnh ủy chỉ đạo là tập trung hoàn thiện kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, hiện đại, trọng tâm ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bài 2 - Tập trung nguồn lực cho các công trình, dự án trọng điểm
Cầu Hòa Bình 2 phấn đấu hợp long vào năm 2021.
Trong giai đoạn
2020-2025, tỉnh phấn đấu huy động được trên 120 nghìn tỷ đồng cho đầu tư các dự
án kết cấu hạ tầng. Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu
tư xây dựng các công trình giao thông quan trọng, mang tính đột phá trong phát
triển KT-XH như các quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng, có tính đối ngoại, đường đô
thị, đường đến các khu, cụm công nghiệp, qua các vùng động lực kinh tế của
tỉnh, đường kết nối với khu du lịch quốc gia vùng hồ sông Đà; hệ thống
lưới điện; hạ tầng công nghệ thông tin; dịch vụ tiện ích tín dụng; hạ tầng
thương mại dịch vụ,trung tâm du lịch;cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy
nghề trọng điểm, cơ sở y tế chất lượng cao; đầu tư hạ tầngxây dựng TP Hòa
Bình sớm đạt tiêu chuẩn đô thị loại 2, thị trấn Lương Sơn thành thị xã, các thị
trấn đều được nâng cấp đô thị. Hoàn thành các dự án xử lý nước thải, rác thải.
Để thực hiện mục
tiêu này, Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương tăng
cường huy động mọi nguồn lực, tập trung nguồn vốn cho các công trình trọng
điểm, cấp thiết, vốn đối ứng, xây dựng cơ bản; không để xảy ra tình trạng phân
bổ vốn dàn trải; không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Tăng cường quản
lý, phân cấp quản lý đầu tư; thực hiện hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát,
đảm bảo chất lượng các công trình.
Đồng chí
Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy cho biết: Tỉnh ủy đang chỉ đạo triển khai các
chương trình hành động tập trung 4 khâu đột phá đưa nhanh nghị quyết Đại hội
lần thứ XVII vào cuộc sống. Về hạ tầng, tập trung phát triển hạ tầng giao
thông, phấn đấu triển khai 3 tuyến đường quan
trọng, đó làđầu tư hoàn chỉnh (giai đoạn 2) đường cao tốc Hòa Lạc
- TP Hòa Bình; mở tuyến đường từ đầu TP Hòa
Bình đi huyện Kim Bôi để khai thác tiềm năng du lịch Kim Bôi. Đặc biệt, tỉnh
cùng với tỉnh Sơn La quyết tâm thực hiện tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc
Châu. Cùng với đó, từng bước hoànchỉnh hệ thống giao thông liên tỉnh, nội
tỉnh, nhằm bảo đảm tính kết nối đồng bộ; phát triển hạ tầng phục vụ nông
nghiệp. Tập trung phát triển hạ tầng công nghiệp, phấn đấu đến năm 2025,
diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp chiếm 1% diện tích tự nhiên,
tương đương chúng ta phải quy hoạch, làm hạ tầng khoảng 4.600 ha…
Trên cơ sở NQĐHĐảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Tỉnh ủy tập trung
chỉ đạo các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH. Trong
đó: Xây dựng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch,tăng
cường công tác quản lý quy hoạch. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các
nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng. Nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng động lực. Nâng cao chất lượng xây dựng,thực hiện quy hoạch
phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị; đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH bảo đảm
phù hợp với cấp các đô thị (thành phố, thị trấn) được nâng cấp trong chương
trình phát triển đô thị;hình thành một số khu dân cư tập trung theo hướng
hiện đại, có môi trường sống tốt, phù hợp quy hoạch, đóng vai trò làm vệ tinh
cho các đô thị hiện có.
Đối với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự
án công trình giao thông trọng điểm theo quy hoạch;tranh thủ các nguồn
ngân sách và hỗ trợ từ T.Ư, phát huy nội lực của địa phương đầu tư các công
trình trọng điểm và một số tuyến đường tỉnh, tạo sự lan tỏa phát triển KT-XH,
cơ bản đạt cấp III, cấp IV trở lên, giao thông đô thị phát triển theo hướng
hiện đại, cứng hóa đường tới 100% thôn, bản. Huy động các nguồn lực phát triển
hạ tầng giao thông kết nối với TP Hà Nội và các trung tâm kinh tế, đầu mối giao
thông quan trọng.
Về hạ tầng công nghiệp, đi đôi với xây dựng quy hoạch, ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng các khu
công nghiệp Mông Hóa, Yên Quang, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch, Nam Lương
Sơn; cụm công nghiệp Đồng Tiến, Yên Mông, Đồng Tâm. Phát triển cụm công nghiệp
ở vùng nông thôn thu hút lao động tại chỗ, giảm số lao động tập trung về thành
phố như: Phong Phú (Tân Lạc), Khoang U (Lạc Sơn)... Huy động xã hội hóa đầu tư
xây dựng các công trình tiện ích xã hội phục vụ nhu cầu công nhân, cán bộ tại
các khu công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thực
hiện các dự án xử lý nước thải,rác thải tại TP Hòa Bình, Lương Sơn và các
thị trấn. Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng công trình thủy lợi,
nâng cấp hệ thống đê, kè chống xói mòn, sạt lở đất, nâng cấp hệ thống kết cấu
hạ tầng bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, tập trung nguồn lực đầu tư khu
du lịch quốc gia hồ Hòa Bình; thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển
khai dự án hạ tầng khu du lịch, đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao, dịch
vụ,du lịch tại TP Hòa Bình, các huyện: Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc
Thủy. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành cơ sở khám, chữa bệnh chuyên
sâu, chất lượng cao cấp vùng; đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất một số cơ sở giáo dục, đào tạo nghề trọng điểm, đáp ứng
yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy
mạnh ứng dụng,phát triển công nghệ thông tin,truyền thông; phát
triển giao dịch điện tử, hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin. Quan tâm
đầu tư hạ tầng nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng tạo điều
kiện để doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích hộ nông dân đầu
tư phát triển trang trại, gia trại để tăng quy mô sản xuất, hình thành các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung,quy mô lớn, đảm bảo sự liên kết chặt chẽ sản
xuất, chế biến,tiêu thụ; phát triển nông nghiệp xanh, hình thành một số
khu nông nghiệp công nghệ cao,vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
gắn với nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp, giống mới có
năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao để làm cơ sở nhân rộng, thực
hiện tái cơ cấu nông nghiệp.
Lê Chung
Thời điểm gần Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường nguồn hàng dự trữ trên toàn hệ thống, song vẫn đảm bảo công tác chống dịch COVID-19.
(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp”, Đoàn Thanh niên (ĐTN) xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, hỗ trợ kịp thời, tạo động lực để đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) mạnh dạn đầu tư, phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Đó là chủ đề diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, được Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức ngày 4/12 tại tỉnh ta. Dự diễn đàn có đại diện Cục Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông quốc gia; lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên cùng một số doanh nghiệp, HTX và 100 hộ nông dân tiêu biểu trong nuôi gà của tỉnh.
(HBĐT) - Vẫn còn nhiều đơn vị chiếm giữ nhà đất vượt định mức, sử dụng tài sản Nhà nước sai mục đích, cho thuê tài sản tạo nguồn thu không hợp pháp, sử dụng tài sản lãng phí, không hiệu quả. Đó là đánh giá của Sở Tài chính về tình hình quản lý, sử dụng tài sản công là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay.
(HBĐT) - Dự án nâng cấp, cải tạo đường Hoàng Văn Thụ trên địa bàn 2 phường Tân Thịnh, Hữu Nghị (TP Hòa Bình) được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 28/QĐ-HĐND, ngày 25/10/2017; UBND tỉnh phê duyệt dự án tại Quyết định số 2123/QĐ-UBND, ngày 30/10/2017, với tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng. Việc đầu tư dự án nhằm đồng bộ toàn tuyến đường Hoàng Văn Thụ, góp phần phát triển KT - XH, đảm bảo ANTT, hoàn thiện kiến trúc cảnh quan đô thị của TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh hiện rất chậm so với yêu cầu. Tính đến ngày 20/11, số vốn đầu tư công năm 2020 đã giải ngân 2.277 tỷ đồng, mới đạt 53% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao.