Thời điểm gần Tết, nhiều doanh nghiệp tăng cường nguồn hàng dự trữ trên toàn hệ thống, song vẫn đảm bảo công tác chống dịch COVID-19.
Việc xuất hiện các ca nhiễm COVID-19 mới trong những ngày cuối năm khiến nhiều doanh nghiệp kích hoạt trạng thái chống dịch. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, ngoài việc đảm bảo công tác phòng dịch, như bắt buộc khách hàng phải đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, vẫn phải đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021.
Theo ghi nhận, hai ngày cuối tuần, tại các siêu thị lớn ở Hà Nội như Mega Market, Big C, Vinmart..., các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm luôn đầy ắp trên kệ. Cứ 1 tiếng, nhân viên siêu thị này lại bổ sung thêm hàng trên kệ, thay hàng mới và loại bỏ hàng dập nát. Đặc biệt, các loại rau xanh, nấm, một số củ quả liên tục được bổ sung.
Bên cạnh đó, mặt hàng khẩu trang y tế và nước rửa tay sát khuẩn cũng nhận được sự quan tâm của khách hàng. Khẩu trang vải kháng khuẩn và nước rửa tay luôn đầy đủ.
Đại diện các siêu thị khẳng định luôn đủ hàng Tết để phục vụ người dân. Ảnh: C.N
Trao đổi với Lao Động, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Tổng hợp VinCommerce cho biết, kế hoạch chuẩn bị hàng Tết đã được thực hiện ngay từ tháng 10. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, vì vậy, doanh nghiệp này sẽ chuẩn bị nguồn cung tập trung vào các nhu yếu phẩm thiết thực cho các bữa cơm gia đình.
Đối với nhóm hàng thực phẩm tươi sống, đại diện VinCommerce cho hay, trong năm nay gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên hàng hoá vận chuyển từ nước ngoài về không thuận lợi. Bên cạnh đó, nguồn cung trong nước cũng thiếu hụt do ảnh hưởng bởi các đợt mưa, bão tại các vùng nguyên liệu.
Để kích cầu người mua trong những thời điểm cuối năm, đại diện Saigon Co.op sẽ áp dụng khuyến mãi rầm rộ, liên tục và hoàn toàn ưu tiên cho hàng Việt; tăng diện tích quầy kệ cho hàng Việt tại toàn bộ hệ thống siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại của Saigon Co.op.
Cùng với đó là tăng số lượng mặt hàng hơn 50% hàng Việt trên một số kênh mua sắm và ứng dụng Saigon Co.op; giảm giá thuê tối đa cho các gian hàng kinh doanh hàng Việt trong khu tự doanh tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại trên cả nước.
Bà Trần Kim Nga - Giám đốc Đối ngoại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi đã làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để đặt hàng và tăng số lượng xe giao hàng đến các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm ở khu vực miền Bắc, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá trong dịp Tết này", bà Nga nói.
Bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa, tổ chức các điểm bán, các chương trình bán hàng phục vụ đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Theo đó, riêng tại TP Hà Nội, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 39.400 tỷ đồng (tăng khoảng 5% so với kế hoạch Tết năm 2020).
Đối với các mặt hàng thiết yếu như gạo, thực phẩm tươi sống, trứng gia cầm, thủy hải sản…, đến hết tháng 11.2020, đã có 25 đơn vị sản xuất, kinh doanh của thành phố Hà Nội và các tỉnh, hai tổ chức tín dụng đăng ký tham gia kế hoạch bảo đảm hàng hóa phục vụ nhân dân Thủ đô dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Cụ thể, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch khai thác lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết tăng từ 7 đến 22% so với kế hoạch Tết năm 2020.
Ngoài ra, Sở còn phối hợp Sở Công Thương các tỉnh, thành phố tổ chức, tham gia các hoạt động kết nối cung - cầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác nguồn hàng phục vụ Tết cho nhân dân Thủ đô. Nhìn chung, nguồn cung các mặt hàng dồi dào, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân dịp Tết.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh hiện rất chậm so với yêu cầu. Tính đến ngày 20/11, số vốn đầu tư công năm 2020 đã giải ngân 2.277 tỷ đồng, mới đạt 53% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao.
(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân hàng năm đạt 7,59%, quy mô nền kinh tế mở rộng, lạm phát được kiểm soát. Cùng với phát triển các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển KT-XH của tỉnh.
(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế (NNT) thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu NSNN được giao.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 13/11/2014 của BTV Tỉnh ủy về cơ chế tiêu thụ nông sản, Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND, ngày 4/11/2015 của UBND tỉnh ban hành quy chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong đã triển khai, thông tin kịp thời nội dung nghị quyết, chính sách phát triển tiêu thụ nông sản đến các xã, thị trấn, các hộ nông dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, lồng ghép các nguồn lực tại địa phương để thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Công văn số 1681/TTg-NN, ngày 30/11/2020 về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(HBĐT) - Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế, cơ hội để thu hút đầu tư, tuy nhiên, tỉnh chưa đón được dự án lớn có năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng cao để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế. Mật độ doanh nghiệp (DN) bình quân trên 1.000 dân còn thấp, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố. Năm 2019, trên bảng xếp hạng Chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Hòa Bình vẫn ở vị trí 48/63 tỉnh, thành phố.
Bài 2 - Nhận diện đúng để tạo bước đột phá