(HBĐT) - Vừa tận dụng được khoảng thời gian nhàn rỗi, vừa cải thiện thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình, nghề mây sả đan góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo bền vững ở xã vùng sâu An Bình (Lạc Thủy).


Mặt hàng mây sả đan do người dân xã An Bình sản xuất được giới thiệu tại gian trưng bày sản phẩm tiêu biểu của Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Thủy lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Điều kiện kinh tế của gia đình chị Đinh Thị Duyên, thôn Đại Đồng trong 2 năm gần đây ổn định hơn nhờ nghề mây sả đan. Cũng như một số chị em trong thôn, chị nhận nguồn nguyên liệu từ Công ty CP du lịch sinh thái An Lạc Hoa mang về nhà làm thủ công. Chị Duyên cho biết: Nếu chịu khó có thể đảm bảo ngày công 150 - 180 nghìn đồng/ngày, bình quân thu nhập 4,5 - 6 triệu đồng/tháng. Sản phẩm đan được hoàn thiện theo yêu cầu và khá đa dạng, từ các vật dụng lót ly, đĩa đựng giấy ăn, giỏ đựng quà, đựng bát đĩa, đến các loại hộp đựng bánh kẹo, hộp chè, cặp sách, cặp du lịch, túi treo... Nhờ chịu khó học hỏi các mẫu hàng và khéo léo, chăm chỉ, sản phẩm do chị em làm ra giữ được uy tín, chất lượng.

Cũng từ nghề mây sả đan, nhiều hộ ở các thôn tận dụng diện tích đất bãi, kể cả vùng cằn cỗi, gồ ghề để trồng sả, trở thành đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp. Theo chị Quách Thị Luyện ở thôn Tiên Lữ, cứ 40 - 60 ngày, diện tích sả cho thu hoạch 1 lần, giá thành khoảng 900.000 đồng/sào, mỗi năm, các hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng từ trồng sả. Bên cạnh đó, một số lao động địa phương được tiếp cận, tham gia quy trình sản xuất, chế biến tinh dầu sả tại chỗ, có thêm thu nhập từ công việc này.

Đến nay, xã An Bình là địa chỉ duy nhất trên cả nước sản xuất các sản phẩm mây sả đan. Thông qua các hoạt động giới thiệu, quảng bá của công ty, sản phẩm bán chạy trên thị trường, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bà Tạ Thị Mỹ Phương, Giám đốc Công ty CP du lịch sinh thái An Lạc Hoa chia sẻ: Sản phẩm tiêu thụ tốt ở TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng... Mỗi lần xuất hàng đi các tỉnh, thành phố thường đạt 500 - 700 sản phẩm. Hiện nay, ngoài làm theo đơn đặt hàng, một số sản phẩm được thiết kế theo ý tưởng riêng của khách hàng. Cá biệt, có những sản phẩm đã được xuất sang các nước Anh, Pháp qua hình thức quà tặng.

Đồng chí Quách Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thông qua hoạt động của doanh nghiệp, nghề mây sả đan vào địa phương từ năm 2018. Trước đó, UBND xã đã phối hợp với doanh nghiệp triển khai lớp đào tạo, dạy nghề mây sả đan với 100 lao động nông thôn. Thời điểm hiện tại, có gần 30 lao động tham gia trực tiếp vào các hoạt động làm nghề mây sả đan, thu nhập bình quân trên 4 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hơn 20 hộ ở các thôn Tiên Lữ, Đồng Vạn có thu nhập nhờ tham gia mô hình trồng sả của doanh nghiệp với diện tích hơn 10 ha.

Tính đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 53 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 4,37%. So với năm 2019, bình quân thu nhập đầu người tăng 6 triệu đồng, hộ nghèo giảm 2%. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, khoảng 3 năm trở lại đây, nghề mây sả đan đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo. Xã đã lựa chọn và xây dựng sản phẩm mây sả đan tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm tiếp thêm động lực kích thích kinh tế, phát triển ngành nghề mới, nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa tại địa phương.


Bùi Minh


Các tin khác


Quyết liệt giải phóng mặt bằng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

(HBĐT) - Dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) là dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đang chậm so với yêu đề ra. Tỉnh và EVN cam kết phối hợp chặt chẽ giải quyết khó khăn, vướng mắc, hoàn thành phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất đối với phạm vi GPMB trước ngày 15/12/2020, phấn đấu khởi công vào tháng 1/2021, hoàn thành dự án theo tiến độ đề ra, bàn giao công trình vào tháng 12/2024.

Triển khai Chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi

(HBĐT) - Ngày 14/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14, ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg, ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân vùng đồng bào DTTS&MN theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng hành cùng nông hộ thực hiện mô hình giảm nghèo

(HBĐT) - Xây dựng "dự án" từ năm 2013, có những thời điểm lao đao do giá cả thị trường giảm mạnh, sức tiêu thụ chậm, nhưng anh Bùi Thế Chiêu (SN 1980), Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Huy Tuấn, xóm Thóng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn), người khởi xướng mô hình chăn nuôi trâu, bò theo hướng nuôi rẽ đã kiên trì và vững tin để vượt qua. Mô hình do anh Chiêu và các cổ đông chung vốn đã phát huy vai trò tích cực, cùng chính quyền địa phương đồng hành với người dân thực hiện mô hình giảm nghèo bền vững.

Nông dân xã Cao Sơn giảm nghèo cùng vốn chính sách

(HBĐT) - Từ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), những năm qua, nhiều nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã từng bước vượt lên đói nghèo, tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp.

"Cánh tay nối dài" trong thực hiện tín dụng chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) là mắt xích quan trọng, là "cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp truyền tải kịp thời vốn chính sách đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách.

Huyện Yên Thủy: 11 tháng, doanh số cho vay đạt hơn 99 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Yên Thủy, doanh số cho vay tín dụng chính sách từ đầu năm đến hết tháng 11 đạt 99,34 tỷ đồng, riêng tháng 11 đạt hơn 3,5 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục