(HBĐT) - Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 8/10/2019 về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì hội nghị


Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Sau hơn một năm triển khai Chỉ thị số 14, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đã được các lực lượng chức năng, địa phương quan tâm thực hiện. Qua đó, hạn chế được tình trạng phương tiện chở hàng quá tải trọng cho phép. Trong năm, các lực lượng chức năng đã tích cực kiểm soát, xử lý các trường hợp vi phạm. Ngoài ra, các huyện, thành phố đã sử dụng cân sách tay thực hiện cân tải trọng các phương tiện và xử phạt hàng chục trường hợp vi phạm. Chính quyền địa phương cũng phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, lập biên bản đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như lấn chiếm hành lang giao thông, đào đắp san lấp mặt bằng ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông.

Tuy nhiên, tại hội nghị, các địa biểu cho rằng, vẫn còn tình trạng phương tiện chở hàng quá tải trọng cho phép ở một số tuyến đường như QL6, đường Hồ Chí Minh, đường Hoà Lạc - TP Hòa Bình làm hư hỏng, xuống cấp hạ tầng giao thông. Một số địa phương chưa tổ chức ký cam kết với các chủ mỏ về không bốc, xếp hàng hoá quá tải trọng. Vẫn còn tình trạng phương tiện cơi nới thùng, thành để trở hàng quá tải trọng. Việc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm về hành lang giao thông chưa thực hiện chặt chẽ. Từ tháng 10/2019 đến nay, Thanh tra giao thông bàn giao 67 hồ sơ vi phạm cho chính quyền địa phương giải quyết. Tuy nhiên, mới có 20 trường hợp được xử lý. Một số địa phương vẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân ở cả phần diện tích hành lang giao thông nên rất khó xử lý.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh nhấn mạnh: Hơn 1 năm qua, việc chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND đã đạt được kết quả quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Do vậy, các ngành, địa phương phải xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, từ đó có giải pháp cụ thể để khắc phục, sửa chữa và phải có cơ quan chịu trách nhiệm chính. Thời gian tới, các cấp, ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa thực hiện các Chỉ thị của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác này. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hội đoàn thể. 

Đồng chí Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đề nghị, các địa phương có nhiều mỏ khai thác vật liệu phải làm quyết liệt hơn, hạn chế tối đa phương tiện chở quá khổ, quá tải, xe cơi nới; có chế tài xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiên quyết không cấp mới giấy chứng nhận sử dụng đất có diện tích hành lang giao thông. Đồng thời, tăng cường xử lý vi phạm hành lang giao thông, việc họp chợ, lấn đường ảnh hưởng đến ATGT. Từ nay đến Tết Nguyên đán 2021, các địa phương, đặc biệt là TP Hòa Bình cần thành lập tổ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT…

H.N

Các tin khác


UBND tỉnh trả lời kiến nghị của cử tri: Có phương án đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng do thi công đường 435

(HBĐT) - Cử tri hỏi: Trong quá trình thi công đường 435, một số đoạn bị sạt lở nhiều vào đất vườn của người dân. Vậy, phần diện tích bị sạt lở có được đền bù hay không?

Không lùi thời hạn lắp camera trên xe kinh doanh vận tải

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản liên quan việc giải quyết kiến nghị lùi thời hạn lắp camera giám sát trên xe kinh doanh vận tải của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.

Huyện Lạc Thủy: Công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2040 và nhãn hiệu chứng nhận "Dê Lạc Thủy", "Na Lạc Thủy"

(HBĐT) - Ngày 17/12, UBND huyện Lạc Thủy tổ chức hội nghị công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện Lạc Thủy đến năm 2040; công bố nhãn hiệu chứng nhận "Dê Lạc Thủy", "Na Lạc Thủy".

Huyện Lạc Thủy: Tái cơ cấu, tạo vị thế mới cho ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, 5 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thủy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tái cơ cấu ngành tạo vị thế, mở tương lai mới cho nông nghiệp: Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành vùng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Xây dựng được nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao, góp phần nâng tầm giá trị nông sản…

Tổng dư nợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt trên 28.640 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tính đến ngày 30/11/2020, tổng nguồn vốn hoạt động của các Ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh đạt 28.641 tỷ đồng, tăng 9% so với thời điểm 31/12/2019.

Đòn bẩy phát triển đời sống đồng bào vùng dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), trong đó, 60 xã thuộc khu vực 3; 13 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực 2, có 74 thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK); 74,4% dân số thuộc vùng đồng bào DTTS…, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nâng cao đời sống Nhân dân ở những vùng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục