(HBĐT) - Hình thành và phát triển từ hơn 20 năm nay, làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được nhiều người biết đến, với những tác phẩm nghệ thuật độc đáo chế tác trên đá và gỗ. Năm 2017, địa phương vinh dự được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống. Hiện, các nghệ nhân làng nghề vẫn hàng ngày miệt mài với công việc chế tác để gìn giữ, phát triển thương hiệu.


Anh Đỗ Văn Cường, chủ cơ sở chế tác gỗ lũa tại xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) giới thiệu sản phẩm gỗ lũa được bày bán.

Làng nghề có 51 hộ dân, tập trung ở 2 xóm Đoàn Kết và Rổng Tằm. Thăm cơ sở chế tác đá của anh Trần Duy Minh tại xóm Rổng Tằm, chúng tôi được chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật trên đá trải dài từ cổng vào tới khu làm việc. Anh Minh chia sẻ: "Tôi bén duyên với nghề này từ năm 1999 đến nay. Từ những hòn đá lẻ ban đầu được tạc thành hình khối, khách mua ngày càng nhiều, tôi quyết định mở rộng kinh doanh với quy mô, mặt hàng phong phú hơn. Cơ sở hiện có 12 thợ làm đều là lao động địa phương, thu nhập ở mức 300.000 - 800.000 đồng/ ngày công tùy vào tay nghề”. Qua tìm hiểu, nguồn hàng cơ sở của anh Trần Duy Minh từ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh, như các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa; các huyện Lạc Thủy, Đà Bắc… Nhiều loại đá được sử dụng như: Đá cuội vàng, cổ thạch, tai mèo, đá lũa. Theo kinh nghiệm lâu năm của anh Minh, quá trình chế tác cần lưu ý ngắm kỹ lưỡng, lựa chọn những viên đá phù hợp từng loại hình tác phẩm để chế tác, như làm hang động, vách hay ngọn, hòn non bộ, làm sân vườn… Việc tạo hình trên đá còn mang ý nghĩa cuộc sống, tùy theo nhu cầu khách hàng, với một số tác phẩm tiêu biểu như: Cá vượt vũ môn, nhất sơn… Đối tượng khách hàng cả trong và ngoài nước. Nhờ đó, cho cơ sở của anh Minh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Các mặt hàng gỗ lũa cũng là những sản phẩm chính tạo nên thương hiệu của làng nghề. Đến với cơ sở chế tác gỗ lúa của anh Đỗ Văn Cường, người đã có 8 năm kinh nghiệm trong nghề. Anh Cường chủ yếu sử dụng gỗ Gù Hương (tên gọi khác là Xá Xị) để chế tác. Sản phẩm khá đa dạng với đủ kích cỡ to, nhỏ, vừa, theo các loại hình khối có chủ đề khác nhau. Theo chia sẻ của anh Cường, có những tác phẩm chỉ vài ngày đến vài tuần hoàn thành, nhưng cũng có những tác phẩm mất đến hàng tháng trời để chế tác, hoàn thiện. Từ công đoạn phác thảo tạo hình trên gỗ thô, ghép gỗ, đến khi mài dũa, quét sơn. Hiện, cơ sở của anh Cường duy trì 3 thợ lành nghề. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các sản phẩm gỗ lũa là khó bán, do không có khu tập trung hàng hóa, lượng người qua lại giảm so với trước đây, các hộ thường phải mang hàng đi các hội chợ ở khắp các tỉnh, thành phố để chào bán. Điều này gây nhiều khó khăn cho người dân trong việc tiêu thụ, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng, tốn kém chi phí đối với các chủ cơ sở chế tác.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Bí thư Đảng ủy xã Lâm Sơn cho biết: "Qua nhiều năm, làng nghề từng bước phát triển, mở rộng quy mô. Nhiều nghệ nhân tay nghề cao, chế tác ra những tác phẩm có giá trị lớn, tạo nên thương hiệu cho làng nghề. Địa phương cũng rất quan tâm chú trọng giữ gìn, tìm hướng khắc phục khó khăn để phát triển làng nghề. Việc duy trì hoạt động của làng nghề đã, đang góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho Nhân dân, địa phương, tạo việc làm ổn định tại chỗ cho nhiều lao động. Theo mong muốn, nguyện vọng của người dân, xã đã có đề xuất cấp trên về việc quy hoạch khu tập trung bán các sản phẩm gỗ lũa, đá cảnh của làng nghề”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục