(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, tỉnh có 71 sản phẩm OCOP được gắn sao, trong đó, 18 sản phẩm 4 sao, 53 sản phẩm 3 sao. Đây là cơ hội cho các sản phẩm của địa phương chắp cánh và là động lực phát triển kinh tế nông thôn. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT về mục tiêu, giải pháp phát triển các sản phẩm OCOP của tỉnh trong thời gian tới. Sau đây là nội dung:



Các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm quan gian hàng trưng bày các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2020 (Lần 1).

P.V: Xin đồng chí cho biết trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình OCOP gặp những thuận lợi, khó khăn gì?

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận: Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong tỉnh được nâng lên rõ rệt, kết cấu hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Lĩnh vực nông nghiệp có bước phát triển tích cực, hình thức tổ chức sản xuất đa dạng; hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã, làng nghề, trang trại được các cấp chính quyền quan tâm; bước đầu hình thành chuỗi liên kết trong sản xuất, vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng sản xuất hữu cơ, an toàn, với một số mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường như: Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, gà Lạc Thủy, cá sông Đà… Nhiều loại sản phẩm đặc trưng của địa phương có tiềm năng phát triển thành sản phẩm OCOP…

Các sản phẩm đạt hạng 3 sao, 4 sao được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận, được in nhãn hiệu, thứ hạng sao trên bao bì sản phẩm theo quy định. Từ nguồn kinh phí Chương trình MTQG xây dựng NTM và huy động, lồng ghép các nguồn lực khác, đã hỗ trợ 3 máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; 30.000 bao bì nhãn mác; 786.250 tem truy xuất nguồn gốc; cấp 63 giấy đăng ký sở hữu trí tuệ cho 63 chủ thể có sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP; hỗ trợ phát triển liên kết theo chuỗi giá trị. Ngoài ra, hỗ trợ lập hồ sơ, quy trình cho 48 sản phẩm của 41 tổ chức, cá nhân. 

Tuy nhiên, nhận thức của một số ngành, đơn vị và người dân, doanh nghiệp về sản xuất hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP còn hạn chế. Chất lượng nhiều loại sản phẩm chưa cao, không đồng đều, chưa được tiêu chuẩn hóa; mẫu mã bao bì, kiểu dáng còn sơ sài, thiếu tính thương mại; số lượng sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn ít. Bà con nông dân vẫn sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ, manh mún, mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết trong sản xuất. Mặt khác, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn hạn hẹp, chưa khai thác tốt thị trường trong nước, xuất khẩu, chưa gắn kết được sản phẩm du lịch với sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ.


P.V: Thưa đồng chí, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP có khắc phục được tình trạng "được mùa, mất giá”?

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận: Chuyện "được mùa, mất giá” đối với nhiều mặt hàng nông sản là hậu quả tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp có cơ cấu sản xuất manh mún, tổ chức sản xuất thiếu kế hoạch, thiếu liên kết, không gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh cơ bản ít có tình trạng này, do nền sản xuất nông nghiệp chưa phát triển mạnh, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thị trường tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh, ít bị ảnh hưởng do biến động của thị trường trong và ngoài nước.

Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị. Trong đó, chủ thể thực hiện là các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể. Trước những thách thức này, tỉnh tích cực chỉ đạo ngành nông nghiệp tập trung phối hợp các sở, ngành, địa phương để giải quyết. Trong đó, xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp với định hướng phát triển các nhóm sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Thực hiện Chương trình OCOP nhằm phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng, sản phẩm từng bước nâng cao chất lượng, quy chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường khác nhau. Phát triển sản phẩm gắn chặt với công tác đánh giá xếp hạng OCOP nhằm mang lại uy tín, chất lượng, thương hiệu cho sản phẩm. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX, doanh nghiệp, hộ sản xuất tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; hỗ trợ xây dựng các điểm, trung tâm bán hàng kết nối nông sản với thị trường. Như vậy, có thể nói, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP góp phần hạn chế tối đa vấn đề "được mùa, mất giá” vẫn xảy ra trong nhiều năm qua.

P.V: Giải pháp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh vươn xa ra thị trường trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới là gì thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Huy Nhuận: Để góp phần quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, trong thời gian tới, tỉnh triển khai xây dựng điểm, trung tâm quảng bá, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP cấp tỉnh và mỗi huyện có 1 điểm. Cùng với đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu sản phẩm OCOP; tổ chức thường niên, tham gia các kỳ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, nhất là tổ chức các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, tham gia chương trình giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua hoạt động thương mại điện tử và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản phẩm OCOP. Đồng thời, tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp huyện, tỉnh, quốc gia. Thông qua đó, tiếp tục khai thác thị trường truyền thống của Việt Nam nói chung, Hòa Bình nói riêng đối với sản phẩm thế mạnh của tỉnh xuất ra thị trường nước ngoài và tìm kiếm cơ hội liên kết hợp tác, xúc tiến thu hút đầu tư vào tỉnh. Đặc biệt, UBND tỉnh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển thị trường xuất khẩu nông sản chủ lực tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030”. Đây thực sự là cơ hội cho sản phẩm OCOP vươn xa ra thị trường thế giới.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!


Đinh Thắng (TH)

Các tin khác


Kết nối cung cầu cho các hợp tác xã năm 2020

(HBĐT) - Ngày 25/12, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị kết nối cung cầu cho các HTX năm 2020. Dự hội nghị có 150 đại biểu đại diện cho 30 doanh nghiệp tiêu thụ, bán lẻ nông sản thực phẩm trong và ngoài tỉnh, cùng 30 HTX trên địa bàn tỉnh.

Tổng kết công tác chăn nuôi, thú y năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021

(HBĐT) - Sáng 25/12, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (CN&TY) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2021.

Cảnh giác với hàng điện tử giảm giá cuối năm

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến lượng hàng hóa bán ra bị ứ đọng, lượng hàng tồn kho lớn cho nên các doanh nghiệp (DN), nhà sản xuất, kinh doanh hàng điện máy đã không ngừng tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu nhằm kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Bên cạnh những cửa hàng, DN làm ăn chân chính, hiện có không ít trường hợp cố tình tuồn hàng kém chất lượng ra thị trường tiêu thụ, xâm hại tới quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (NTD).

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai kế hoạch năm 2021

(HBĐT) - Chiều 24/12, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành NN&PTNT năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta, dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành.


Ngành Giao thông Vận tải cần tiếp tục cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực

(HBĐT) - Sáng 24/12, Bộ GTVT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020; triển khai kế hoạch năm 2021, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2021 - 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Quyết liệt các giải pháp thu ngân sách những ngày cuối năm

(HBĐT) - Theo ước tính, tổng thu NSNN cả năm 2020 trên toàn địa bàn tỉnh ước đạt 4.261,5 tỷ đồng, đạt 100% dự toán Chính phủ, đạt 89,2% dự toán HĐND, bằng 125,7% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, theo Cục Thuế tỉnh, tính đến ngày 21/12, tổng thu nội địa trên toàn địa bàn tỉnh đạt 3.437,7 tỷ đồng, bằng 80,7% dự toán Chính phủ, bằng 71,9% chỉ tiêu HĐND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục