(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), triển khai đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN, các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN đổi mới công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ban hành một số chính sách, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện.



Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình tiên phong đổi mới, áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất.

Thực hiện hỗ trợ DN đầu tư đổi mới công nghệ, năm 2019, UBND tỉnh ban hành quyết định giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng NSNN cho Công ty CP nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình sử dụng đưa vào sản xuất thương mại hóa sản phẩm, đối với đề tài cấp tỉnh "Nghiên cứu thành phần hóa học, đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất chính phân lập được từ cây xạ đen tại tỉnh Hòa Bình”. Việc nhận quyền sử dụng kết quả nghiên cứu là cơ sở cho DN tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm, hiện tại, DN tiếp tục được Bộ KH&CN giao triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng cấp bộ, nhằm hoàn thiện kết quả nghiên cứu và nâng cao giá trị sản phẩm. Cũng trong năm 2019, tỉnh chỉ đạo Sở KH&CN thành lập Hội đồng khoa học để công nhận kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đối với đề tài "Nghiên cứu sản xuất đệm lót sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi đại gia súc quy mô công nghiệp” do Công ty CP giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình, triển khai thực hiện bằng nguồn vốn tự có của DN. Từ đó, tiếp tục hỗ trợ DN thành lập DN KH&CN, nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào SXKD, chuyển giao công nghệ. Các hoạt động về hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai rộng khắp, góp phần tích cực vào các hoạt động hỗ trợ DN. Trong các năm 2018-2020 đã hỗ trợ 3 cuộc thi khởi nghiệp, lựa chọn trao thưởng cho trên 10 dự án khởi nghiệp tiềm năng.

Hoạt động hỗ trợ DN đổi mới công nghệ còn được thực hiện trực tiếp thông qua việc hỗ trợ kinh phí cho các DN tiếp cận, tham gia các sự kiện về trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ, hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ được tổ chức trong và ngoài nước. Qua đó, tạo điều kiện cho các DN tiếp cận trực tiếp với công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, tìm hiểu chọn lựa các loại máy móc, công nghệ phù hợp, thúc đẩy việc ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong DN.

Hỗ trợ DN đổi mới công nghệ thông qua các dự án đầu tư công, ngành KH&CN đã đưa nội dung hỗ trợ về công nghệ và thiết bị cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục, hiện Sở KH&CN đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và sản xuất thông minh ngày càng mạnh mẽ, việc tiếp tục hỗ trợ DN áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tiếp tục được quan tâm. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình quốc gia hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN triển khai thực hiện các giải pháp nhiệm vụ cụ thể, phù hợp điều kiện của tỉnh như: Hỗ trợ 2 DN xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (Công ty CP Dược thiết bị y tế GREEN PEACE VIỆT NAM và Công ty CP Dược phẩm Quốc tế Việt Nam Anh Quốc Trường Đại Hưng - Chi nhánh Hòa Bình); 1 DN - Công ty CP Xi  măng X18 công bố hợp chuẩn, hợp quy hợp đối với các sản phẩm đặc thù đòi hỏi yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hỗ trợ các DN tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia, trong 2 năm 2019 - 2020 có 2 DN (Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình, Công ty CP liên doanh và dược phẩm ESSEN - Đức) đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia. Hướng dẫn, hỗ trợ 15 DN tiến hành tự xây dựng tiêu chuẩn và công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các sản phẩm hàng hóa theo quy định. Hỗ trợ các DN kinh doanh xăng dầu trong việc ứng dụng công nghệ phục vụ cung cấp hóa đơn bán lẻ cho khách hàng (đến nay có 39/92, chiếm 42% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng, dầu trang bị thiết bị in hóa đơn bán lẻ). Ngoài ra, định kỳ hàng tháng tổng hợp, cập nhật và biên tập tóm lược nội dung luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), qua đó hỗ trợ DN trong việc nhận biết tuân thủ, phòng tránh các vấn đề trong thương mại quốc tế.

Nhờ được hỗ trợ xây dựng, triển khai các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng, nhận biết thông tin về TBT, đã giúp các DN trong tỉnh giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm chi phí về nhân lực, thời gian, nguyên nhiên liệu, năng lượng... Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cải thiện hình ảnh, thương hiệu và tính cạnh tranh, từng bước khẳng định chỗ đứng của DN tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

V.H

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục