Chiều 3-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương. Ảnh: VGP.

Thủ tướng đã nghe các thành viên Ban Chỉ đạo xử lý các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương; các cơ quan, đơn vị và tập đoàn, tổng công ty báo cáo, đề xuất, làm rõ các nội dung liên quan đến việc xử lý 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả.

Theo báo cáo của các bộ, ngành, đã có ba dự án (DAP-1 Hải Phòng, Nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhiên liệu sinh học Bình Phước) ra khỏi diện theo dõi, chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo. Một số dự án đã duy trì vận hành sản xuất, có sản phẩm, giải quyết cho người lao động nhưng còn nhiều khó khăn, lỗ lũy kế lớn; một số dự án còn dở dang hoặc dừng hoạt động. Có năm dự án tranh chấp hợp đồng EPC đã đàm phán nhiều lần nhưng không thành công. Theo ý kiến Bộ Công thương, do việc chưa quyết toán được hợp đồng EPC nên không đủ cơ sở pháp lý để thoái vốn.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Ban Chỉ đạo "đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề và có một số cuộc họp cụ thể xử lý công việc” cũng như trách nhiệm cộng tác của các ngân hàng vì các dự án có vốn vay lớn. Đến nay, đạt được một số kết quả tốt. Hiện đã đưa ba dự án trở lại hoạt động bình thường. Với kết quả mà Ban Chỉ đạo đã họp với các cơ quan liên quan, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương trình phương án xử lý đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam trước ngày 10-3 để Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo trên cơ sở chặt chẽ, đúng pháp luật.

Những dự án còn lại là những dự án phức tạp, đã triển khai nhiều năm, điều chỉnh tổng mức đầu tư cao so với ban đầu, thua lỗ kéo dài, đặc biệt là liên quan đến tổng thầu EPC và yếu tố nước ngoài, liên quan đến điều tra, khởi tố khiến việc khắc phục tình trạng thua lỗ, xử lý tồn tại rất khó trong điều kiện Bộ Chính trị, Chính phủ cho ý kiến là không được sử dụng ngân sách để cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Cho rằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc chưa giải quyết dứt điểm, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, trực tiếp là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cần tập trung chỉ đạo, đề xuất cụ thể hơn.

Các cơ quan thực hiện nghiêm các kết luận của Thủ tướng Chính phủ, của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, trong đó có việc giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xếp loại và chỉ đạo hướng xử lý cụ thể đối với các dự án còn lại, bao gồm ba dự án của Tập đoàn Hóa chất. Còn một số dự án thiếu cơ sở pháp lý, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành thảo luận, đề xuất để có biện pháp xử lý cần thiết.

Trong thời gian tới, các tập đoàn, tổng công ty tính toán cơ cấu lại các dự án theo đúng thẩm quyền, quy định của pháp luật, trên tinh thần Thủ tướng nhấn mạnh là hạn chế thấp nhất tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và nền kinh tế cũng như vấn đề quan trọng nữa là bảo đảm quyền lợi cho người lao động, cho an ninh, quốc phòng, cho môi trường và ổn định xã hội. Những dự án nào không còn khả năng khắc phục thì kiên quyết thanh lý, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, thu hồi tối đa tài sản Nhà nước. Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo đưa ra danh mục dự án không thể khắc phục để xử lý cương quyết. "Các bộ, đặc biệt là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp càng phải xắn tay áo vào, tập trung nhiều hơn nữa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Yêu cầu rà soát năng lực nhà thầu 2 dự án nâng cấp đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị của Bộ rà soát lại năng lực của các nhà thầu trong quá trình triển khai giai đoạn 1 Dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện tốt biện pháp phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - "Xin vui lòng rửa tay - đeo khẩu trang"; "Đề nghị quý khách đeo khẩu trang - rửa tay sát khuẩn" - đó là lời đề nghị cũng là yêu cầu bắt buộc mà các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn TP Hòa Bình yêu cầu khách hàng phải thực hiện khi vào giao dịch, mua hàng và khám bệnh. Quy định này đã được các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn thực hiện từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và được siết chặt hơn từ khi dịch bùng phát trở lại vào thời điểm trước Tết Nguyên đán, đặc biệt là khi tỉnh xuất hiện 2 trường hợp dương tính với Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng.

Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế tỉnh năm 2021 kiểm tra tình hình thực hiện tại các doanh nghiệp

(HBĐT) - Chiều 2/3, Ban Chỉ đạo (BCĐ) tổng điều tra kinh tế (TĐTKT) tỉnh năm 2021 kiểm tra tại một số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ TĐTKT tỉnh năm 2021 làm trưởng đoàn. Tham gia các đại diện sở, ngành chức năng.

Bắt đầu tổng điều tra kinh tế năm 2021

Tổng điều tra kinh tế được Tổng cục Thống kê thực hiện từ tháng 3 và công bố sơ bộ vào tháng 12, làm căn cứ xác định một số chỉ tiêu, trong đó có GDP, GRDP.

Thủ tướng: Cố gắng tiêm vaccine tối đa cho người dân Việt Nam

Sáng 2/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội trong tháng đầu tiên của năm mới Tân Sửu.

Năm 2021, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước được giao trên 3.780 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2021, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh ta được Thủ tướng Chính phủ giao 3.781,4 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.149,4 tỷ đồng; trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công là 3.472,3 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh 2.154,5 tỷ đồng; vốn ngân sách T.Ư đầu tư theo ngành, lĩnh vực 895,3 tỷ đồng; vốn nước ngoài (cả chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh) 731,6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục