Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị của Bộ rà soát lại năng lực của các nhà thầu trong quá trình triển khai giai đoạn 1 Dự án nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.


Thi công sửa chữa, nâng cấp đường băng sân bay Nội Bài. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Cụ thể, văn bản do Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn ký giao Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (đại diện chủ đầu tư 2 dự án) kiểm tra, có báo cáo rà soát lại năng lực của các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công) trong quá trình triển khai giai đoạn 1 (bước 1) của Dự án làm cơ sở để phân giao công việc tiếp theo cho phù hợp với năng lực thực tế của các đơn vị để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện.

Theo đó, tại Kết luận cuộc họp kiểm điểm tiến độ 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn nhấn mạnh: Các đơn vị nỗ lực tập trung thực hiện xong giai đoạn 1 (bước 1) sớm hơn gần 1 tháng so với kế hoạch ban đầu, kịp thời đưa vào khai thác, đảm bảo phục vụ cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2021.

Tuy nhiên, đây là 2 dự án phức tạp và được thực hiện theo lệnh khẩn cấp - cấp bách để tận dụng khoảng thời gian sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất có tần suất bay thấp do dịch bệnh COVID-19 và triển khai trong điều kiện vừa thi công vừa phải đảm bảo hoạt động khai thác bình thường nên công tác khảo sát, thiết kế, công tác giao thầu, công tác phối hợp các bên... vẫn còn một số tồn tại.

Để giai đoạn 2 (bước 2) triển khai chặt chẽ tốt hơn, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (là các chủ đầu tư dự án) chủ động, rà soát phát hiện các tồn tại đề xuất giải pháp tháo gỡ báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông xem xét và giải quyết.

Trước hết, 2 Ban Quản lý dự án này cần kiểm tra, có báo cáo rà soát lại năng lực của các nhà thầu (tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công) trong quá trình triển khai giai đoạn 1 (bước 1) của Dự án làm cơ sở để phân giao công việc tiếp theo cho phù hợp với năng lực thực tế của các đơn vị để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cũng giao Vụ Khoa học công nghệ chủ trì cùng Cục Hàng không Việt Nam rà soát các tiêu chuẩn kỹ thuật của Dự án, kịp thời cập nhật bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất phối hợp để hoàn thiện quy trình bảo trì của Dự án; xây dựng các phương án ứng phó, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan (trong thời gian bảo hành công trình) nếu phát hiện các hư hỏng, khuyết tật uy hiếp đến an ninh.

Cục Hàng không Việt Nam được Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu có trách nhiệm chủ trì cùng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông và các bên liên quan thống nhất tiến độ thi công tổng thể, chi tiết giai đoạn 2 (bước 2) của Dự án đảm bảo phù hợp với phương án khai thác và kế hoạch bay hiệu chuẩn tại 2 Cảng hàng không.

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra hiện trường để giải quyết các vấn đề kỹ thuật phát sinh…

Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất/hạ cánh 1A và 1B; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các đường lăn nối; xây dựng các công trình phục vụ bay, đèn tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ tại sân bay quốc tế Nội Bài có tổng mức đầu tư khoảng 2.032 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 hoàn thành trước ngày 31/12/2020 (gồm 3.000m đường cất/hạ cánh 1B và các đường lăn nối, hệ thống thoát nước đồng bộ...) đảm bảo khai thác được máy bay Code E.

Giai đoạn 2 hoàn thành các hạng mục còn lại của đường cất/hạ cánh 1B và hoàn thiện đường cất/hạ cánh 1A, các đường lăn nối và toàn bộ dự án trước ngày 31/12/2021.

Trong khi đó, dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; xây dựng các đường lăn thoát nhanh (W2A, W4A), đường lăn song song (W11A); xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đoạn đường lăn nối (N1, W3, W5, W5A, W7, W9); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu, hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có mức đầu tư của dự án là 2.015 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 1.443 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thời gian thi công và hoàn thành dự kiến cuối năm 2021.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục