Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã vượt đỉnh kỉ lục trong tháng 3. Triển vọng ngành được đánh giá tích cực. Các chuyên gia nhận định "chuyến tàu” VN-Index vượt đỉnh lịch sử 1200 điểm không thể thiếu lực kéo của nhóm "cổ phiếu vua”.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng vượt đỉnh kỉ lục
Sức hút của cổ phiếu ngân hàng trong thời gian qua đến từ thông tin tỷ lệ chia cổ tức, tăng vốn, bán cổ phần cho đối tác ngoại.
Cổ phiếu LPB của LienVietPostBank đã có chuỗi tăng ấn tượng gấp 3 lần từ 5.600 đồng/cp lên 16.300 đồng/cp.
Việc bầu Thuỵ xuất hiện với tư cách cổ đông lớn của LienVietPostBank khiến không ít nhà đầu tư đặt nhiều kì vọng. Cổ đông THD vẫn nhớ chuỗi tăng tím trần liên tiếp lôi một mạch giá THD từ giá tham chiếu phiên đầu tiên 15.000 đồng/cổ phiếu lên mức 201.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện tại tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tại ngân hàng 5% vốn điều lệ. HĐQT ngân hàng đã trình tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 5% lên 9,99% tại Đại hội đồng cổ đồng năm 2020.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo LienVietPostBank cho biết đang trong quá trình đàm phán bán cổ phần cho đối tác ngoại, quá trình đàm phán kéo dài trong vài tháng.
Thương vụ bán 4,99% vốn cho nhà đầu tư ngoại của LienVietPostBank có khả năng sẽ hoàn tất trong năm 2021.
LienVietPostBank là ngân hàng cổ phần có mạng lưới lớn nhất Việt Nam lên tới 556 điểm, phủ sóng hầu hết các huyện tại các tỉnh thành trên cả nước. Điều này giúp ngân hàng tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng, mang lại lợi thế bán lẻ lớn.
Cổ phiếu CTG của VietinBank đang là "ngôi sao sáng” khi tăng gấp đôi từ vùng giá 20.000 đồng/cp lên 40.450 đồng/cp trong 1 năm qua.
Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết lãi trước thuế quý I.2021 ước đạt 7.000-8.000 tỉ đồng, chưa gồm phí trả trước từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife
Cổ đông "ôm” CTG đang chờ ngày chốt chia cổ tức tương đương xấp xỉ 28,79%.
VIB trình phương án tăng vốn bằng hình thức chia cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn chủ sở hữu 40% và dự kiến phát hành chào bán cổ phiếu. Vốn điều lệ dự kiến khoảng 16.000 tỉ đồng.
ACB dự kiến phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020, tỉ lệ 25%. Qua đó, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng thêm hơn 5.400 tỷ đồng.
SHB dự kiến sẽ chia cổ tức với tỉ lệ 20,5% bằng cổ phiếu, trong đó 10% cho năm 2019 và 10,5% cho năm 2020.
MSB trình phương án chia cổ tức tối thiểu 15%.
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OCB tiết lộ mức cổ tức 2020 dự kiến là 25% bằng cổ phiếu.
Nam A Bank có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỉ đồng, trong đó có phương án phát hành 57 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỉ lệ 12,4878% và chào bán 143 triệu cổ phiếu riêng lẻ.
Triển vọng sáng của cổ phiếu ngân hàng
Các chuyên gia của Công ty CK SSI ước tính lợi nhuận trước thuế quý I của một số ngân hàng sẽ tăng khoảng 55-65% so với cùng kỳ.
Ngân hàng được kì vọng tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong quý I/2021, nhờ tỉ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện khi hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu trong quý IV/2020.
Mới đây, trong Báo cáo "Vietnam-Asia’s New Success Story", PYN Elite Fund cho biết, quỹ này đã tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong danh mục lên gần 40%. Ngoài triển vọng tích cực của ngành, cơ sở để quỹ này nâng tỷ trọng đầu tư nhóm cổ phiếu ngân hàng Việt Nam, đó là các yếu tố vĩ mô thuận lợi như tăng trưởng GDP ở mức cao, mức định giá của thị trường còn hấp dẫn so với các nước trong khu vực và tiềm năng được nâng hạng lên thị trường mới nổi, VN-Index hoàn toàn có thể tăng lên mức 1.800 điểm vào năm 2022.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Thời gian qua, tình hình sản xuất CN - TTCN trên địa bàn TP Hòa Bình diễn ra tương đối ổn định, một số doanh nghiệp đã tăng công suất hoạt động. Các sản phẩm tập trung chủ yếu vào: May mặc, phụ kiện, linh kiện điện tử. Các ngành nghề truyền thống của địa phương như: Sản xuất vật liệu xây dựng, gạch các loại, sản xuất chổi chít, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ mộc dân dụng, may mặc, gia công cơ khí... tiếp tục được duy trì phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động.
(HBĐT) - Ngày 19/3, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giám sát tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, sử dụng đất thực hiện dự án đảm bảo chỉ tiêu đất trồng lúa theo Nghị quyết của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) tỉnh Hòa Bình tại UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh chủ trì cuộc giám sát.
(HBĐT) - Ngày 19/3, tại huyện Cao Phong, UBND tỉnh tổ chức hội nghị bàn giải pháp để hoàn thành kế hoạch huyện Cao Phong đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) các chương trình MTQG tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 19/3, Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2001-2021). Dự và chúc mừng có các đồng chí Uỷ viên BCH T.Ư Đảng: Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT; Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy. Cùng dự có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các cục, vụ thuộc các bộ, ngành, hiệp hội của T.Ư; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND, ngày 8/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đẩy mạnh các giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện (KSTTPT) và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (BVKCHTGTĐB) trên bàn tỉnh, năm 2020, các cấp, ngành, địa phương đã tập trung triển khai các nội dung về KSTTPT và BVKCHTGTĐB, kết hợp triển khai, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT).
(HBĐT) - Xã Thống Nhất (Lạc Thủy) được thành lập mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: An Lạc, Đồng Môn, Liên Hòa. Sau nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, xã đã hoàn thành xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên rõ rệt.