(HBĐT) - Xã Thống Nhất (Lạc Thủy) được thành lập mới trên cơ sở sáp nhập 3 xã: An Lạc, Đồng Môn, Liên Hòa. Sau nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, xã đã hoàn thành xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên rõ rệt.


Đường giao thông thôn Liên Phú 3, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) được cứng hóa, đáp ứng tốt như cầu đi lại của Nhân dân.

Toàn xã hiện có 13 xóm với hơn 1.700 hộ, hơn 5.800 nhân khẩu. Hạ tầng giao thông của xã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân. 100% đường trục xã được nhựa hóa, bê tông hóa; 51% đường trục thôn, liên thôn được cứng hóa; 51,73% đường trục chính nội đồng được bê tông hóa; đường ngõ, xóm bê tông hóa, không lầy lội vào mùa mưa chiếm 66,26%. Xã có 19 công trình thủy lợi (hồ, đập, bai dâng) đảm bảo yêu cầu phục vụ nước sản xuất, sinh hoạt cho Nhân dân. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 96%. 5/6 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tạo điều kiện giao thương hàng hóa, xã duy trì 1 chợ trung tâm, diện tích 4.500 m2, 30 cửa hàng tạp hóa, đồ gia dụng, đồ điện tử, thuốc chữa bệnh và 3 cửa hàng tiện lợi, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, 100% xóm có nhà văn hóa, khu thể thao được đầu tư nâng cấp, trang thiết bị đảm bảo phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao và các sự kiện của khu dân cư. Ngoài ra, xã có 3 khu thể thao, diện tích hơn 12.800 m2, đáp ứng tốt cho các ngày hội văn hóa, thể thao, sự kiện quan trọng của địa phương. Trạm y tế xã đạt chuẩn, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên 98%.

Đồng chí Bùi Văn Tượng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, xã tập trung vào các nội dung công khai để Nhân dân được biết, bàn bạc, quyết định và trực tiếp giám sát. Đối với những công trình cơ bản, xã thực hiện nghiêm túc việc công khai kế hoạch xây dựng cho Nhân dân nắm được thông qua các cuộc họp dân, tiếp xúc cử tri, hệ thống loa truyền thanh của xã; niêm yết chương trình, kế hoạch thực hiện, sơ đồ, bản đồ quy hoạch các hạng mục tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa các xóm để Nhân dân theo dõi, giám sát. Thực hiện công khai các khoản thu, chi tài chính, số liệu đóng góp của Nhân dân, qua đó củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền. Bên cạnh đó, nhờ hiệu quả việc tuyên truyền, vận động, người dân trên địa bàn đã hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng NTM, từ đó tham gia một cách tự nguyện, tự giác hơn. Theo đó, trong tổng số hơn 254 tỷ đồng nguồn lực dồn sức cho xây dựng NTM những năm qua, người dân trong xã đã đóng góp hơn 8 tỷ đồng, gồm tiền, hiến đất, tài sản trên đất và ngày công lao động. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã nâng lên 42,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11%.

Mục tiêu của chính quyền, Nhân dân địa phương là tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí đã hoàn thành, tiến tới xây dựng NTM nâng cao và khu dân cư kiểu mẫu. Trong đó, lấy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân, cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn làm trọng tâm. Có thể thấy, "lớp áo mới” khoác lên xã Thống Nhất hôm nay hứa hẹn một cuộc sống mới cho Nhân dân, tạo nền tảng để địa phương trở thành một vùng quê trù phú trong tương lai.


Thanh Sơn


Các tin khác


Công bố xã Thượng Cốc đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức lễ công bố xã Thượng Cốc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đến dự có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo đại diện sở, ban, ngành của tỉnh và Huyện ủy, UBND huyện Lạc Sơn.

Hiệu quả chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 145/KH-UBND, ngày 16/11/2018 của UBND tỉnh hỗ trợ phát triển hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong năm qua, các chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX tiếp tục được triển khai, tạo động thúc đẩy kinh tế hợp tác, HTX phát triển.

Phát triển nhanh, đa dạng lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển

(HBĐT) - Những năm qua, khu vực dịch vụ của tỉnh có bước chuyển biến đáng kể, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của tỉnh; cơ bản đáp ứng yêu cầu của tiến trình phát triển và nhu cầu của người dân, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch, tạo việc làm cho người lao động...

2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 213 triệu USD

(HBĐT) - Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và quy mô. Tính đến năm 2020, trên toàn tỉnh có 49 doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, tăng 40% so với năm 2015. Trong đó, có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 53%), còn lại là doanh nghiệp địa phương (chiếm 47%).

Huyện Lương Sơn: Liên kết phát triển chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa

(HBĐT) - Từ chỗ chăn nuôi manh mún, tự phát, đến nay, các hộ nuôi dê tại huyện Lương Sơn đã liên kết với nhau phát triển theo hướng hàng hóa. Dê núi Lương Sơn khẳng định uy tín, chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Thịt dê núi Lương Sơn có mặt tại nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh…    

Điểm sáng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ở xóm Bãi Tam

(HBĐT) - So với các địa bàn khác của xã Đú Sáng (Kim Bôi), việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xóm Bãi Tam được đánh giá nổi trội. Với sự tích cực chỉ đạo, vận động, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, sự năng động, nhạy bén của người dân trong sản xuất, nơi đây đã hình thành những cánh đồng thu nhập cao.    

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục