(HBĐT) - Ngày 22/3, Hợp tác xã sản xuất chế biến nông thuỷ sản Phú Cường - Sông Đà (xã Thịnh Minh - TP Hoà Bình) đã xuất 20 tấn chuối được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là đợt hàng xuất khẩu đầu tiên của HTX trong năm 2021 sau dịch Covid-19.
Nhân viên Hợp tác xã sản xuất chế biến nông thuỷ sản Phú Cường - Sông Đà (xã Thịnh Minh - TP Hoà Bình) đóng gói bao bì chuối xuất khẩu.
HTX này hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, riêng diện tích chuối có khoảng 25 ha, sản lượng khoảng 750 tấn/năm. Dự kiến năm 2021, HTX sẽ xuất sang thị trường Trung Quốc khoảng 800 tấn chuối. Quá trình sản xuất, sơ chế, đóng gói thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm ATVSTP. Mã số vùng trồng đã được quy định rõ tại điều 64, Luật Trồng trọt (Luật số 31/2018/QH14), có hiệu lực từ 1/1/2020. Để được cấp mã số thì vùng trồng phải đáp ứng nhiều yếu tố như: Được trồng tập trung, thuần loài, diện tích phù hợp và được định vị, được áp dụng quy trình đồng nhất về canh tác, phòng trừ dịch bệnh, nhật ký đồng ruộng đầy đủ, đặc biệt là nhật ký về xử lý thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), đã được cấp chứng nhận hoặc chứng minh được việc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến (GAP). Đi liền với cấp mã số vùng trồng là việc cấp mã số cơ sở đóng gói, đây là yêu cầu căn bản để thực hiện quy định kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
Tại khu vực phía Bắc, một số tỉnh đã thực hiện khá thành công việc cấp và quản lý mã số trên các vùng trồng nhãn, vải, chuối, dưa hấu, thanh long xuất khẩu như tỉnh Hải Dương, Bắc Giang... Tại tỉnh Hòa Bình, hoạt động hỗ trợ cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đã được thực hiện thí điểm từ năm 2019. Đến nay, tỉnh đã được Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cấp 9 mã số vùng trồng với diện tích 76,3 ha và 7 mã số cơ sở đóng gói. Từ những vùng trồng được cấp mã số, trong năm 2020, đã có 120 tấn nhãn Sơn Thủy của huyện Kim Bôi và 180 tấn chuối của TP Hòa Bình được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc.
P.V
(HBĐT) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và rà soát, thu hồi các dự án chậm tiến độ để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng vào tỉnh.
Ngày 22/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 708/QĐ-BKHĐT ngày 11/5/2020 đã tiến hành họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án và các nhà thầu, tiến độ của các gói thầu dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 đến nay cơ bản đáp ứng yêu cầu của dự án. Tuy nhiên, vẫn còn những "điểm nghẽn”, nếu không được giải quyết triệt để dự án sẽ khó hoàn thành đúng tiến độ.
(HBĐT) - Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của tỉnh đã được "thay áo mới”; nhiều thôn, xóm trở thành miền quê tươi đẹp với hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng đồng bộ, khang trang; nhiều mô hình sản xuất quy mô, bài bản, mang lại giá trị kinh tế cao được hình thành, nhân rộng… Kết quả này có sự đóng góp tích cực khi vai trò nòng cốt của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM) được khơi dậy, phát huy.
Theo kết quả khảo sát mà Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa tiến hành mới đây, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đều kỳ vọng, nửa đầu năm và cả năm 2021, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục hồi phục và tăng trưởng, thậm chí là bùng nổ ở một vài phân khúc và ở một số khu vực nhất định.
Nhiều cổ phiếu ngân hàng đã vượt đỉnh kỉ lục trong tháng 3. Triển vọng ngành được đánh giá tích cực. Các chuyên gia nhận định "chuyến tàu” VN-Index vượt đỉnh lịch sử 1200 điểm không thể thiếu lực kéo của nhóm "cổ phiếu vua”.