Giá hồ tiêu liên tục tăng cao trong thời gian qua do tình trạng găm hàng, tuy nhiên có thể giảm mạnh trong thời gian tới khi nguồn cung tăng.


Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cảnh báo về tình trạng găm hàng hiện nay. Ảnh: Vũ Long

Theo các thương nhân xuất khẩu hồ tiêu, giá hồ tiêu tăng mạnh trong thời gian gần đây do nhu cầu thị trường, đặc biệt là giá hồ tiêu tại Trung Quốc tăng mạnh đã kéo giá hồ tiêu tại nhiều nước như Việt Nam, Indonesia, Malaysia... tăng cao. Chỉ 1 tháng sau Tết, mức bán ra của hồ tiêu Việt Nam đã "nhảy” tới 20 giá.

Ngày 25.3, giá hồ tiêu đã tăng trở lại ở mức 1.000 đồng/kg ở hầu hết các tỉnh trên cả nước.

Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá hồ tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai: 71.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai: 70.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 74.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu được thu mua với mức 73.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg…

Theo các thương nhân, giá tiêu tăng mạnh trong thời gian vừa qua khiến người trồng tiêu rất phấn khởi sau 2 năm thất thu. Tuy nhiên, việc mất cân đối cung cầu thiếu tự nhiên đang cảnh báo nhiều nguy cơ. Tại Việt Nam, mặc dù nhu cầu thu mua của các doanh nghiệp đang rất cao nhưng người trồng tiêu vẫn đang "ém” hàng chưa bán ra, hi vọng mức giá còn tiếp tục tăng. Đại diện Công ty Bách Sinh - một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn ở Việt Nam - cho rằng, những giao dịch "nóng" thời gian qua chủ yếu do đầu cơ đẩy giá lên.

Tình trạng "om” hàng này không phản ánh được đúng thực chất giá hồ tiêu tại thị trường trong nước.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng cảnh báo, việc găm hàng chờ giá tăng rất nguy hiểm bởi hồ tiêu đang được thu hoạch rộ, dự kiến cuối tháng 4 vụ mùa tiêu năm nay mới kết thúc. Khi đó, sản lượng hồ tiêu sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, nếu lượng hồ tiêu từ Campuchia tràn vào, giá tiêu có thể sẽ giảm.

Như vậy, việc đầu cơ cần được tính toán, cân nhắc kỹ giữa mức giá ôm hàng hiện nay đang ở mức cao và mức giá bán ra có thể giảm mạnh trong thời gian tới.

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Ban hành Bộ Tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 1925/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc liên quan đến kiến nghị về việc ban hành Bộ Tiêu chí văn hóa kinh doanh Việt Nam.

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có tiềm năng rất lớn về phát triển nông nghiệp với các đặc sản có tiếng cũng như các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Theo số liệu của Sở NN&PTNT, đến năm 2020, diện tích cây ăn quả có múi của tỉnh đạt trên 11,5 nghìn ha, trong đó, diện tích kinh doanh 8 nghìn ha, sản lượng trên 15 vạn tấn. Diện tích trồng rau các loại trên 11 nghìn ha/năm, năng suất 13-15 tấn/ha, sản lượng 14-16 vạn tấn/năm. Diện tích mía trong giai đoạn ổn định trên 8 nghìn ha. Bên cạnh đó, chăn nuôi phát triển mạnh với 5 loài vật nuôi chủ lực, được thị trường tin dùng. Từ thực tế này đặt ra yêu cầu lớn trong việc xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm để nông sản của tỉnh đến gần hơn với người tiêu dùng cả nước và hướng tới xuất khẩu.

Xóm Dệ đổi thay cùng vốn chính sách

(HBĐT) - "Trước đây, những vườn đồi này là cây bụi, nhà cửa của bà con còn lụp xụp lắm. Khoảng 10 năm trở lại đây, khi được vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), đời sống của bà con đã thay đổi rất nhiều” - ông Nguyễn Văn Quảng, xóm Dệ, xã Bắc Phong (Cao Phong) chia sẻ.

20 tấn chuối được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hợp tác xã sản xuất chế biến nông thuỷ sản Phú Cường - Sông Đà (xã Thịnh Minh - TP Hoà Bình) đã xuất 20 tấn chuối được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây là đợt hàng xuất khẩu đầu tiên của HTX trong năm 2021 sau dịch Covid-19.  

Hàng loạt ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất huy động

Sau một thời gian dài điều chỉnh giảm lãi suất, mới đây hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) điều chỉnh tăng, thậm chí tăng mạnh thêm đến 0,9%/năm.

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế trên thị trường

Phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ lớn để phát triển đất nước. Trong đó, việc tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP có vai trò quan trọng, "hạt nhân" tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, khối lượng lớn thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục