(HBĐT) - Dệt thổ cẩm là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời của người Mường xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), được HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành duy trì và phát triển. Cuối năm 2020, sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, mở ra cơ hội cho sản phẩm dệt thổ cẩm mở rộng thị trường tiêu thụ, thắp lên niềm tin cho thế hệ trẻ tiếp nối nghề truyền thống.



Sản phẩm dệt thổ cẩm của HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. 

Từ tổ, nhóm chị em làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của xóm Lục 2, năm 2008, Hội LHPN huyện hỗ trợ 50 triệu đồng từ quỹ giải quyết việc làm giúp 50 hội viên với mức 1 triệu đồng/người để làm khung cửi. Năm 2010, Trung tâm Khuyến công tổ chức 2 lớp dạy nghề cho 200 học viên yêu nghề dệt trong thời gian 3 tháng. 200 học viên này đều được cấp chứng chỉ và có nhiều thợ dệt lành nghề có thể truyền dạy cho các chị em khác. Các chị em đã cùng nhau sáng tạo nhiều sản phẩm như: Túi xách, khăn, váy, áo thổ cẩm...

Năm 2018, HTX nông nghiệp và dệt thổ cẩm truyền thống Lục Nghiệp Thành được thành lập đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 200 phụ nữ trong xã. Chị Dương Thị Bin, Giám đốc HTX cho biết: Từ niềm đam mê vẻ đẹp của những tấm thổ cẩm, tôi quyết tâm gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc, bởi nếu không tiếp tục truyền lại cho thế hệ trẻ, sau này nghề dệt thổ cẩm truyền thống sẽ bị mai một. Kể từ khi HTX được thành lập, phụ nữ trong xã thêm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm.

Với đôi bàn tay tài hoa, những họa tiết hoa văn truyền thống của người Mường được chị Bin thể hiện hài hòa, bắt mắt trên từng tấm vải thổ cẩm. Chị đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, trong đó, việc tạo hoa văn là bí quyết cơ bản để có được tấm thổ cẩm đẹp. Về màu sắc, sợi dệt thổ cẩm được nhuộm từ các chất liệu có nguồn gốc thiên nhiên. Màu đỏ nhuộm từ nước cây bang, màu vàng từ hạt quả chung khù, màu xanh lấy từ lá cây… Hiện nay, giao thương mở rộng, các loại thuốc nhuộm ngày càng đa dạng nên việc phối màu cho thổ cẩm có phần đơn giản, tiện lợi hơn trước. Những hoa văn chủ đạo trên sản phẩm thổ cẩm được tạo ra trong quá trình dệt là hình cách điệu các linh vật như rồng cả, rồng con, rồng lượn, rồng thả đuôi… Năm 2019, HTX được Trung tâm Khuyến công hỗ trợ máy dệt trị giá 300 triệu đồng, giúp việc dệt nhanh hơn.

Thời gian đầu, chị Bin trực tiếp đi tìm thị trường tiêu thụ. Sau đó, khi được tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, sản phẩm của HTX đã có mặt ở nhiều tỉnh như: Thanh Hoá, Phú Thọ, Sơn La, TP Hồ Chí Minh... Tuy chưa có đơn hàng lớn, nhưng HTX duy trì đều đặn các đơn hàng nhỏ lẻ. Ở các phiên chợ quê, các mế bày bán sản phẩm của HTX như một cách bảo tồn văn hoá. Hiện, HTX có 7 thành viên, vốn điều lệ 2 tỷ đồng và 168 lao động thời vụ với 70 khung cửi. Ngoài ra có 6 tổ sản xuất ở các xã lân cận với khoảng 300 chị em.

Thời gian qua, để phát triển và giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị Bin cùng 6 - 7 chị em tay nghề thành thạo mở các lớp dạy dệt thổ cẩm cho những người chưa biết nghề, tay nghề còn yếu ở trong làng, trong xã, nhất là thế hệ trẻ. Sản phẩm của HTX làm ra không chỉ chất lượng mà còn đa dạng về mẫu mã, giá cả phải chăng nên được khách hàng các nơi tin tưởng tìm đến mua và lấy mối nhập hàng về bán. Bình quân mỗi năm, HTX sản xuất trên 27.500 sản phẩm thổ cẩm như váy, áo, mũ, khăn… phục vụ nhu cầu người dân trong địa bàn và các vùng lân cận.

 Đồng chí Bùi Công Thành, Bí thư Đảng ủy xã Yên Nghiệp cho biết: Việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề dệt thủ công truyền thống không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch tại địa phương, đồng thời giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững cho người dân.

Đinh Thắng

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục