(HBĐT) - Trong tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp (KCN) được phê duyệt; 15/20 cụm công nghiệp (CCN) được UBND tỉnh quyết định thành lập. Tuy nhiên, tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chậm, quy hoạch không còn phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH. Nhất là đối với các CCN, nhiều nơi vị trí quy hoạch không phù hợp, diện tích, quy mô quá nhỏ, chỉ trên dưới 10 ha. Vì vậy có ý kiến cho rằng, tiềm năng của tỉnh rất lớn nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Quy hoạch khu, cụm công nghiệp (K-CCN) có nơi chưa tính toán bài toán kinh tế nên rất khó để đảm bảo phát triển nhanh - xanh - bền vững.

Bài 2 - Phát triển công nghiệp xanh, sạch, có lợi thế




Cuối năm 2019, Tập đoàn Hồ Gươm chi nhánh Tân Lạc đi vào sản xuất - kinh doanh, giải quyết việc làm ổn định cho gần 200 lao động.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: "Phát triển công nghiệp (PTCN) thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh... Phấn đấu đến năm 2025 diện tích đất các K-CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh". Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ này cần sự quyết tâm cao của các sở, ngành chức năng, địa phương và sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp.

Trao đổi vấn đề PTCN tại các cuộc làm việc, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: PTCN có quy mô, theo chiều sâu cần đưa ra từng lĩnh vực, từng loại khai thác để phân tích, cái nào là chiến lược cần tiếp tục đầu tư, cái nào cần hạn chế hoặc dừng thì thực hiện ngay. Muốn vậy, phải tăng cường rà soát, thậm chí là hội ý, giao ban từng lĩnh vực để chỉ đạo, điều hành nhằm xốc ngành công nghiệp lên. Thời gian tới, tỉnh sẽ thay đổi, cải thiện trong lĩnh vực đầu tư, dành nguồn vốn làm hạ tầng bên ngoài hàng rào K-CCN, như đường vào, bố trí khu tái định cư..., đây được xem là chiến lược để cơ cấu lại thu hút đầu tư. Các địa phương cần chủ động rà soát, đối với các K-CCN nhỏ lẻ, chưa có nhà đầu tư hạ tầng nên đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch.

Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, việc thu hút đầu tư, tỉnh lựa chọn những nhà đầu tư có tiềm năng nhưng phải có sự cân đối lĩnh vực đem lại giá trị gia tăng, khuyến khích theo từng lĩnh vực. Nếu không có bài toán tổng thể trong lĩnh vực công nghiệp thì luôn luôn bị ép về thu hút ngành nghề mà tỉnh khác không khuyến khích, hoặc từ chối thu hút đầu tư, để đến khi thừa mà không biết, dẫn đến khi thấy lại không gỡ được.

Để công nghiệp phát triển xứng tầm, đúng định hướng nhất thiết phải lựa chọn thu hút được nhà đầu tư tiềm năng, các dự án công nghiệp lớn, có giá trị gia tăng và tỉnh có lợi thế nhằm tác động tích cực và thay đổi cơ cấu kinh tế. Vừa qua, làm việc với lãnh đạo Sở Công Thương về tình hình phát triển CN-TTCN, thương mại, đồng chí Ngô Văn Tuấn, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có kết luận. Theo đó, đối với Sở Công Thương, đồng chí đề nghị: Rà soát lại các CCN, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh không thực hiện đầu tư những CCN có diện tích nhỏ, CCN có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (vị trí gần nguồn nước); tiếp tục tìm kiếm, đề xuất thêm CCN mới có đủ diện tích, điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, trong đó gắn với phát triển đô thị và phát triển dịch vụ. Khi xem xét các dự án đầu tư phải chú ý tới tiêu chí "xanh, sạch, vệ sinh môi trường", từ chối những dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Trước mắt, tập trung thu hút đầu tư một số nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất dược liệu, nhà máy chế biến gỗ, dự án chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng, sản xuất linh kiện điện tử. Nghiên cứu các lợi thế của Cách mạng công nghiệp 4.0 để tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách trong phát triển CN-TTCN.

Đối với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Tập trung lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai nhiệm vụ Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy giao tại các buổi làm việc, khảo sát về phát triển CN-TTCN; kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án phát triển hạ tầng K-CCN chậm tiến độ theo quy định; tập trung chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng tại các K-CCN đã có chủ đầu tư kết cấu hạ tầng. Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch các K-CCN... đề xuất BTV Tỉnh ủy phương án điều chỉnh quy hoạch các K-CCN (cần thực hiện đồng thời với việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế). Đồng chí cũng yêu cầu, nghiên cứu quy hoạch để xây dựng các K-CCN gắn với phát triển đô thị, phát triển dịch vụ. Ưu tiên bố trí nguồn vốn để phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại...

Hiện, Tỉnh ủy đang sát sao chỉ đạo xây dựng đề án của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển CN-TTCN giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường với trọng tâm là công nghiệp hỗ trợ chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử, trên cơ sở phát triển các khu chế biến và các vùng nguyên liệu phụ trợ, các K-CCN. PTCN điện năng ứng dụng công nghệ mới, sản xuất xanh, tiêu hao ít nhiên liệu, hiệu suất cao.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, hệ thống xử lý nước thải tập trung; hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào các K-CCN.

Tăng cường, đổi mới các hoạt động xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp; kịp thời giải quyết dứt điểm kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Đồng thời, quan tâm đầu tư phát triển lưới điện để đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là ở các K-CCN... Việc xây dựng, triển khai thực hiện đề án được kỳ vọng sẽ tạo đột phá cho PTCN của tỉnh trong thời gian tới.


Hoàng Nga


Các tin khác


Quý I, kim ngạch xuất khẩu tăng 9,15% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 49 doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu, trong đó có 26 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Thúc đẩy hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Ngày 20/4, Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) tỉnh tổ chức hội thảo "Thúc đẩy hỗ trợ nông dân vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn", nhằm đánh giá kết quả thực hiện Thoả thuận hợp tác số 03/TTHT, ngày 16/11/2016 giữa HND tỉnh và Agribank tỉnh về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội thảo. Cùng dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, HND các cấp và hội viên nông dân có nhu cầu vay vốn.

Giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh thi công cầu Hoà Bình 2

(HBĐT) - Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cầu Hoà Bình 2 hiện còn một số vướng mắc, đến nay chưa thể bàn giao 100% mặt bằng cho đơn vị thi công. Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai, những nỗ lực từ chính quyền, đơn vị chức năng trong công tác đền bù, giải toả lấy mặt bằng góp phần đẩy nhanh quá trình thi công dự án.

Huyện Lạc Sơn: Vượt lên đói nghèo nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Đến nay, huyện Lạc Sơn là địa phương có tổng dư nợ tín dụng chính sách cao nhất tỉnh. Nhờ vốn chính sách mà nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách đã đầu tư phát triển kinh tế, từng bước vượt lên đói nghèo.

3 tháng đầu năm, 95 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh. Các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Huyện Yên Thủy thực hiện dồn điền đổi thửa được trên 1.300 ha

(HBĐT) - Nhằm phát triển sản xuất gắn với công tác quy hoạch và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, UBND huyện Yên Thủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác dồn điền, đổi thửa; xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, trên cơ sở đó, các xã xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Qua đó, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo thương hiệu cho sản phẩm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục