(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021 và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh", thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống thực hiện tốt công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định, tập trung trồng rừng vụ xuân và cả năm 2021 theo kế hoạch. Toàn tỉnh đã sản xuất được 11,4 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm nay.
Trại sản xuất giống Bình Thanh thuộc Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh tập trung sản xuất giống cây lâm nghiệp phục vụ kế hoạch trồng rừng và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh.
Bên cạnh đó, trong tháng 4, trên địa bàn tỉnh đã trồng được hơn 890 ha rừng tập trung, nâng tổng diện tích trồng rừng từ đầu năm đến nay lên gần 1.540 ha. Trong đó, huyện Lương Sơn trồng được gần 200 ha, Lạc Thủy 270 ha, Kim Bôi 265 ha, Lạc Sơn khoảng 240 ha, Tân Lạc trên 200 ha, Đà Bắc 140 ha...
Cũng trong tháng 4, các địa phương đã khai thác rừng trồng tập trung được hơn 570 ha, khối lượng 45,23 nghìn m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 1.165 m3 gỗ; gần 19 nghìn ste củi; gần 330 nghìn cây tre, bương, luồng, giang, nứa; trên 46 tấn măng tươi; 46,05 tấn dược liệu... Tổng thu nhập từ rừng của các tổ chức, hộ gia đình trên toàn tỉnh ước đạt hơn 77.302 triệu đồng.
P.V
(HBĐT) - Theo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức mới đây, tỉnh Hoà Bình có điểm tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2019. Đây cũng là thành tích cao nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2016, 2017 xếp ở vị trí 52; năm 2018, 2019 xếp ở vị trí 48). Đây là ghi nhận nỗ lực, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện.
(HBĐT) - Thời gian qua, xã Đồng Tân (Mai Châu) tập trung chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, trồng bương, luồng được xem là nguồn thu nhập đáng kể, ổn định cho nhiều hộ dân tại địa bàn.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay, bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 và tăng lên 7% trong năm 2022, theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Đề án "Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030" được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho ngành hàng này, nhất là trong điều kiện nền sản xuất trong nước đã có nhiều đổi mới, cộng thêm bối cảnh quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu. Chính vì vậy, thời gian tới, cần thực hiện nhất quán và hiệu quả các nhóm giải pháp căn cốt để tận dụng được thời cơ phát triển và tăng trưởng.
(HBĐT) - Năm 2021, HĐND tỉnh quyết định chỉ tiêu thu NSNN là 5.070 tỷ đồng, tăng 16% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao, bằng 123% so với mục tiêu thực hiện năm 2020. Trong đó, thu nội địa 4.820 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 250 tỷ đồng. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang quyết liệt chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương tăng cường quản lý, khai thác tốt các nguồn thu, đặc biệt là nguồn thu từ đấu giá đất, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, phấn đấu 6 tháng đầu năm hoàn thành 50% dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) cả năm.
(HBĐT) - Thực hiện phương châm "Thấu hiểu lòng dân - Tận tâm phục vụ”, thời gian qua, trong quá trình triển khai chương trình tín dụng, cán bộ, công nhân viên Agribank Cao Phong đã quan tâm đến hoạt động nhân đạo, từ thiện, có những nghĩa cử cao đẹp làm ấm lòng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Từ đó chung tay giúp cấp ủy Đảng, chính quyền trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.