(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh ta đã ưu tiên đầu tư, hoàn thiện một số công trình thiết yếu tại các khu công nghiệp: Bờ trái Sông Đà, Yên Quang, Mông Hóa, Lương Sơn, Lạc Thịnh. Hiện tại, khu công nghiệp Lương Sơn và bờ trái Sông Đà đã cơ bản đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ lấp đầy diện tích tại khu công nghiệp Lương Sơn đạt 100%, bờ trái Sông Đà trên 70%, Mông Hóa gần 40%.

 


Công ty cổ phần tre gỗ Hải Hiền tại khu công nghiệp Mông Hóa (TP Hòa Bình) giải quyết việc làm cho hơn 400 lao động với thu nhập ổn định.

Theo đó, các khu công nghiệp hiện có 101 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó, có 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 528,55 triệu USD và 74 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 10.757,29 tỷ đồng. Trong quý I/2021, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ước đạt 4.565 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 29% so với kế hoạch. Có 140 lao động được giải quyết việc làm mới, nâng tổng số lao động được giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp lên hơn 20 nghìn người.


 P.V

Các tin khác


Xứng tầm cửa ngõ Thủ đô

(HBĐT) - Trong thời gian qua, huyện Lương Sơn tập trung mọi nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, khẳng định huyện là hạt nhân vùng kinh tế động lực của tỉnh. Từ các nguồn lực đầu tư, hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, diện mạo đô thị, diện mạo nông thôn, chất lượng cuộc sống của người dân Lương Sơn thay đổi từng ngày.

Điểm sáng đổi mới chỉ đạo, điều hành

(HBĐT) - 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, được tỉnh xác định là năm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, giải quyết những "điểm nghẽn” trong thu hút đầu tư, nhất là giải phóng mặt bằng (GPMB), hấp thụ các dự án có tiềm lực triển khai, thực hiện mục tiêu phát triển xanh, bền vững. Thời gian qua ghi nhận sự đổi mới, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện chủ trương, định hướng xuyên suốt này.

Tạo bước chuyển trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Theo công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức mới đây, tỉnh Hoà Bình có điểm tổng hợp đạt 62,80 điểm, đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2019. Đây cũng là thành tích cao nhất trong 5 năm trở lại đây (năm 2016, 2017 xếp ở vị trí 52; năm 2018, 2019 xếp ở vị trí 48). Đây là ghi nhận nỗ lực, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành và sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng, thân thiện.

Xã Đồng Tân: Cải thiện thu nhập nhờ trồng bương, luồng

(HBĐT) - Thời gian qua, xã Đồng Tân (Mai Châu) tập trung chỉ đạo Nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Trong đó, trồng bương, luồng được xem là nguồn thu nhập đáng kể, ổn định cho nhiều hộ dân tại địa bàn.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng mạnh trở lại trong năm 2021-2022

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ở mức 6,7% trong năm nay, bất chấp sự bùng phát trở lại của đại dịch Covid-19 và tăng lên 7% trong năm 2022, theo báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Thời cơ mới cho tái cơ cấu ngành lúa gạo

Đề án "Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030" được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước đột phá mới cho ngành hàng này, nhất là trong điều kiện nền sản xuất trong nước đã có nhiều đổi mới, cộng thêm bối cảnh quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu. Chính vì vậy, thời gian tới, cần thực hiện nhất quán và hiệu quả các nhóm giải pháp căn cốt để tận dụng được thời cơ phát triển và tăng trưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục