Huyện Lương Sơn phát triển và nâng hạng sản phẩm OCOP
Thứ năm, 24/6/2021 | 6:47:46 Sáng
(HBĐT) - Đến thời điểm hiện tại, huyện Lương Sơn có 8 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, gồm: Thịt gà thả vườn Thuận Phát, bưởi diễn Tân Thành, chuối Viba, mật ong Lâm Sơn, thịt dê núi Lương Sơn, trứng vịt Hùng Tiến, ổi lê Mỹ Tân và bưởi diễn Mỹ Tân. Đây là tiền đề quan trọng, tạo động lực để huyện tiếp tục xây dựng, phát triển và nâng hạng cho sản phẩm OCOP.
Sản phẩm OCOP 3 sao bưởi diễn Mỹ Tân của HTX nông nghiệp Mỹ Tân, xã Cao Dương (Lương Sơn) được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với vị trí địa lý giáp Thủ đô Hà Nội, là vùng cửa ngõ của tỉnh, huyện Lương Sơn có nhiều lợi thế để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, chất lượng cao. Lương Sơn cũng là huyện duy nhất của tỉnh có cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nông nghiệp đặc trưng để người tiêu dùng và Nhân dân trong và ngoài huyện có cơ hội sử dụng nông sản chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, giá thành hợp lý. Bên cạnh đó, góp phần mở rộng thị trường, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Đỗ Quốc Hương, Giám đốc HTX nông nghiệp Mỹ Tân chia sẻ: Hiện tại, HTX có khoảng trên 60 ha trồng bưởi Diễn, 15 ha trồng ổi lê. HTX luôn quan tâm tới phương pháp canh tác. 2 sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ thân thiện với môi trường. Tất cả các khu vườn của HTX được trồng theo thiết kế, quy hoạch hợp lý, khoa học theo hàng lối, đường đi sạch sẽ, rộng rãi thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch. HTX chúng tôi sử dụng hệ thống tưới phun mưa tự động, sử dụng giống cây có chất lượng tốt. HTX sử dụng sốp bọc quả để đảm bảo mẫu mã đẹp cho từng quả bưởi và ổi. Không chỉ có vậy, chúng tôi còn đặc biệt quan tâm khâu maketing, tìm kiếm, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi giới thiệu sản phẩm trên các trang wed, mạng xã hội. Nhờ vậy, ổi lê và bưởi diễn được tiêu thụ chủ yếu tại siêu thị bigC, văn phòng Chính phủ và bếp ăn của một số doanh nghiệp…
Cùng với sản phẩm ổi lê, bưởi diễn của HTX nông nghiệp Mỹ Tân thì các sản phẩm OCOP của huyện Lương Sơn như chuối viba, thịt dê núi… đều ký được hợp đồng tiêu thụ lâu dài với hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch tại Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng…
Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương, góp phần tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người nông dân, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa nông sản có giá trị kinh tế cao, huyện xác định việc triển khai xây dựng chuẩn hóa sản phẩm OCOP phải bám sát định hướng, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, cần coi trọng chất lượng, có tính hiệu quả cao để phát triển trở thành những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thương hiệu mạnh của địa phương. Năm 2021, Lương Sơn phấn đấu nâng cấp sản phẩm OCOP 3 sao chuối viba của HTX chuối viba xã Liên Sơn đạt chuẩn 4 sao cấp tỉnh. Phấn đấu chuẩn hóa 4 sản phẩm, gồm: Cam lòng vàng Cao Răm của HTX nông nghiệp và dịch vụ thương mại Cao Răm, xã Cao Sơn; chè Tân Thành của HTX nông nghiệp Mỹ Tân, xã Cao Dương; nhãn miền Cao Răm của HTX nông nghiệp Vai Đào, xã Cao Sơn; cao xạ đen Tuyết Nhi của hộ sản xuất kinh doanh Nguyễn Thị Tuyết, xã Cao Dương
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, huyện Lương Sơn đã tổ chức tập huấn chuyên môn về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất và triển khai phương án phát triển sản xuất kinh doanh. Tập huấn công tác lập hồ sơ để tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm cấp huyện, cấp tỉnh. Hướng dẫn và hỗ trợ các chủ thể chứng nhận là cơ sở đủ điều kiện sản xuất. Đối với nhóm thực phẩm tươi sống hướng dẫn chủ thể làm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ; làm bao bì, nhãn mác sản phẩm; đăng ký tem truy suất nguồn gốc, mã số, mã vạch sản phẩm; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thông thường. Bên cạnh đó, huyện còn chủ động phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ chủ thể tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
(HBĐT) - Với tổng số trên 131.000 hội viên nông dân (HVND), chiếm hơn 80% hộ nông nghiệp toàn tỉnh và là lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, giai cấp nông dân không chỉ có vai trò quan trọng trong đời sống KT-XH mà còn trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Họ đích thực là chủ thể của quá trình này.
Bài 2 - Phát huy vai trò chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới
(HBĐT) - Sau sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, TP Hòa Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 12 phường, 7 xã, với tỷ lệ đô thị hoá khoảng 78,1%, tốc độ đô thị hoá giai đoạn 2016 - 2020 là 6,5%. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường quản lý đô thị (QLĐT), huy động nguồn lực đầu tư chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị, đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, bảo đảm trật tự đô thị - Đồng chí Hoàng Văn Minh, Phó Bí thư TT Thành ủy cho biết.
(HBĐT) - Những ngày này, trên địa bàn tỉnh lại tiếp tục hứng chịu đợt nắng nóng gay gắt diện rộng. Theo tin của Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây, kết hợp với hiệu ứng phơn nên khu vực tỉnh có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-39 độ, có nơi trên 41 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày trong đợt nắng nóng này phổ biến 40-55%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-19h. Rủi ro thiên tai do nắng nóng được cảnh báo ở cấp độ 1.
(HBĐT) - BTV Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 182-KL/TU về kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch số 57-KH/TU, ngày 20/12/2016 của BTV Tỉnh ủy "thực hiện Kết luận số 06-KL/TW, ngày 1/9/2016 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước”.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh có 17 hợp tác xã (HTX) cung ứng dịch vụ đăng ký thành lập mới, gồm: 15 HTX nông nghiệp, 2 HTX phi nông nghiệp; 17 HTX cung ứng dịch vụ ngừng hoạt động, gồm: 9 HTX nông nghiệp, 8 HTX phi nông nghiệp và 1 HTX cung ứng dịch vụ nông nghiệp giải thể. Số lượng HTX được thành lập mới thấp hơn 50% so với cùng kỳ năm 2020.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, đến hết tháng 5/2021, tổng dư nợ chương trình cho vay hộ gia đình sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh đạt 636,6 tỷ đồng, với 18.577 khách hàng còn dư nợ.