(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 2021, lượng mưa ít, mực nước sông Đà xuống thấp, cùng với đó là thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên tới 39-42oC đã gây ra hiện tượng nước sông sục bùn, gây thiếu ôxy trong nước làm cá chết hàng loạt, bao gồm cá tự nhiên và cá nuôi lồng của các hộ dân, tập trung ở 6 xã Đồng Ruộng, Nánh Nghê, Đồng Chum, Mường Chiềng, Tiền Phong, Yên Hòa.
Mực nước sống thấp, xảy ra các chết trên địa bàn xã Tiền Phong (Đà Bắc).
Theo thống kê bước đầu, tính đến 10h00 ngày 7/7, tổng số cá bị chết sơ bộ: 28.793 kg, trong đó: Xã Nánh Nghê 1.500kg; Đồng Ruộng 11.210 kg; Mường Chiềng 10.530kg; Đồng Chum 4.170kg; Tiền Phong 3.855kg, Yên Hòa 400kg. Chủng loại cá bị chết: Cá lăng, cá rô phi đơn tính, cá trắm, cá ngạnh… UBND huyện Đà Bắc đang chỉ đạo UBND các xã vùng ven sông thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, chỉ đạo các hộ dân có lồng cá tại các vị trí có hiện tượng nước cạn, sục bùn khẩn trương di rời lồng nuôi đến các vị trí nước trong, có dòng chảy, sử dụng đường ống dẫn nước sạch xuống các lồng nuôi để khắc phục hiện tượng nước đục; khuyến khích người dân tìm nơi tiêu thụ cho các lồng cá đã đạt khối lượng xuất bán. Chỉ đạo người dân thường xuyên quan sát lồng nuôi để có các biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa việc để cá bị chết.
Đối với các xã đang xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, huyện đã chỉ đạo các hộ dân tìm nơi tiêu thụ đối với các sản phẩm cá còn tươi sống hoặc có các phương pháp chế biến, tận dụng cá (phơi, sấy, đông lạnh...); trục vớt lượng bị chết cả khu vực trong lồng nuôi và khu vực hồ tự nhiên.
L.C
Trong sáu tháng đầu năm, mặc dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4 tỷ USD, tăng 13,6% cùng kỳ năm 2020 và đạt 47,1% kế hoạch. Đây là một kết quả khả quan trong bức tranh tổng thể ngành thủy sản nửa đầu năm 2021.
(HBĐT) - Việc sử dụng nguồn ngân sách công trong đầu tư xây dựng (ĐTXD) các công trình cơ bản của huyện Yên Thủy trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng không chỉ phát huy tối đa công năng mà còn tạo nên diện mạo mới nhiều khởi sắc cho huyện.
(HBĐT) - Thời gian qua, ngành NN&PTNT đã đôn đốc các địa phương tích cực thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong giai đoạn 2018 -2020, toàn tỉnh đã dồn đổi được 2.057,4 ha, bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất của các hộ dân.
Dù thuận lợi nhưng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi, cần đẩy mạnh các giải pháp để đạt mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4%.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, tiêu thụ nông sản trong nước cũng có nhiều biến chuyển mới, sáng tạo và tích cực. Đây chính là thành quả từ việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm sản xuất và phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình giao thông mang tính đột phá trong phát triển KT-XH, như các quốc lộ (QL), tỉnh lộ quan trọng có tính đối ngoại, đường đô thị, đường đến các khu, cụm công nghiệp, qua các vùng động lực kinh tế của tỉnh, đường kết nối với khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành một số dự án công trình giao thông trọng điểm; tranh thủ các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ T.Ư, phát huy nội lực đầu tư các công trình trọng điểm… Đó là một trong những nhiệm vụ mang tính đột phá chiến lược được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra.