Dù thuận lợi nhưng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi, cần đẩy mạnh các giải pháp để đạt mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4%.
Kìm chế lạm phát thành công trong 1/2 chặng đường
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh đúng diễn biến mặt bằng giá, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ.
Từ diễn biến lạm phát có thể thấy, mặc dù nguy cơ lạm phát tăng cao trên nhiều khu vực thế giới song việc kiểm soát lạm phát trong nước vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ. Các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã được phát huy hiệu quả.
Các biện pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai quyết liệt, phối hợp linh hoạt với các chính sách tài khóa, tiền tệ, thương mại đã giúp cho cung cầu nói chung cơ bản ổn định, ít xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
Nhiều áp lực tác động lên kiểm soát lạm phát cuối năm
Theo các chuyên gia kinh tế, trong nửa cuối năm 2021, vẫn còn nhiều yếu tố tác động có thể gia tăng áp lực lên công tác kiểm soát lạm phát, trong đó rủi ro lạm phát trên thế giới vẫn tăng cao sẽ có tác động gián tiếp tới nước ta khi giá nhiều loại nguyên, nhiên, vật liệu tiếp tục ở mức cao như xăng dầu, gas, thép khiến giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gia tăng.
Tổng cầu thấp hỗ trợ khả năng kìm lạm phát theo mục tiêu được Quốc hội giao. Ảnh: Vũ Long
Rủi ro tiềm ẩn bong bóng tài sản đến từ thị trường bất động sản, chứng khoán nếu không có những biện pháp điều tiết phù hợp khi tín dụng được đổ vào khu vực đầu tư này với khối lượng lớn. Chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa tăng cao, nhất là đối với một nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất nhập khẩu…
Tuy nhiên, Cục Quản lý giá cũng ước tính: CPI mỗi tháng cuối năm còn có dư địa trên 1% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm dưới 4%. Do vậy, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra.
TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính dự báo lạm phát trung bình trong năm 2021 sẽ chỉ vào khoảng 2% và chắc chắn sẽ dưới mức 3%, bất chấp giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu trên thế giới tiếp tục tăng mạnh.
"Thực trạng lạm phát thấp hiện nay và trong cả năm 2021 có nguyên nhân chính là do cầu tiêu dùng trong nước rất yếu. Mục tiêu kiềm chế lạm phát trung bình ở mức dưới 4% trong năm 2021 chắc chắn sẽ đạt được” – TS Nguyễn Đức Độ nêu ý kiến.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng nhận định, nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% là vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
"Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược có thể tạo áp lực lên giá một số nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế, từ đó tác động đến thị trường trong nước qua kênh nhập khẩu; dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể tác động làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương bị ảnh hưởng” - PGS. TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.
Để có thể kiểm soát tốt lạm phát từ nay đến cuối năm, tiếp tục tập trung điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỉ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đồng thời, kiểm soát và có biện pháp kịp thời để đảm bảo nguồn cung và giá cả của nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là giá thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản và thép xây dựng...
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Mục tiêu tăng trưởng năm 2021 trở nên vô cùng thách thức do tăng trưởng sáu tháng đầu năm thấp hơn dự báo trong khi diễn biến của đại dịch Covid-19 vẫn khó lường và có khả năng tiếp tục kéo dài.
Việc 6 tháng năm 2021 nhập siêu 1,47 tỉ USD được cho là do gia tăng nhu cầu nguyên liệu sản xuất, phục vụ các đơn hàng xuất khẩu cuối năm.
(HBĐT) - Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với vị trí quan trọng tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ khu vực Tây Bắc, cùng tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch, nông nghiệp, tỉnh cũng có tiềm năng phát triển công nghiệp trong bối cảnh dịch chuyển nhanh của dòng vốn đầu tư từ các địa phương do quá tải về môi trường, không gian phát triển. Do vậy, Hòa Bình có cơ hội lớn đón nhận làn sóng đầu tư mới để trở thành trung tâm phát triển trong khu vực.
(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Kim Lập (Kim Bôi) tích cực lao động, học tập, sôi nổi trong các phong trào thi đua, xuất hiện nhiều gương thanh niên phát triển kinh tế giỏi với cách làm hay, sáng tạo, qua đó góp sức xây dựng, phát triển quê hương ngày càng ấm no, giàu đẹp.
(HBĐT) - Giải cứu nông sản, giúp người dân tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả… bị ứ đọng là những hoạt động đã quá quen thuộc để đối phó với tình trạng "được mùa, mất giá” hàng năm. Nhưng từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại, hoạt động này được thực hiện sôi nổi, rộng khắp, chuyên nghiệp hơn, lan tỏa đi thông điệp tích cực, được đông đảo người dân đồng tình, hưởng ứng.