Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng 6,2%.
Thanh toán bán lẻ tại siêu thị Co.op Mart. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)
Theo Tổng cục Thống kê, với sự chủ động và cách làm sáng tạo của nhiều địa phương cùng sự ủng hộ của nhân dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện "mục tiêu kép” là vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để giữ nhịp tăng trưởng kinh tế, nên tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm đạt 2.463.800 tỷ đồng; trong đó, riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đạt 1.985.400 tỷ đồng, chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đây chính là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh chung của nền kinh tế 6 tháng đầu năm trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp ở rất nhiều tỉnh, thành phố trên khắp cả nước.
Theo các chuyên gia kinh tế, để có được kết quả khả quan này là nhờ người dân, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp đã nhanh chóng thích ứng với tình hình dịch bệnh; tích cực ứng dụng các giải pháp công nghệ trong các hoạt động mua sắm, kinh doanh buôn bán, thanh toán trực tuyến.... Nói cách khác, chuyển đổi số đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành bán lẻ nói riêng và giữ nhịp ổn định cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam; đặc biệt là các doanh nghiệp ngành bán lẻ. Với sự thay đổi của công nghệ, các công ty bán lẻ đã có thể tối ưu nguồn lực của mình, đặt khách hàng làm trọng tâm... nhờ đó đã có thể duy trì sự tồn tại, ổn định hoạt động và dần phát triển theo hướng bền vững bằng cách tích lũy nguồn lực, trình độ và bề dày hoạt đột để nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình trong bối cảnh toàn cầu đều chịu ảnh hưởng chung bởi đại dịch COVID-19.
Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ và đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã khiến thói quen mua sắm tiêu dùng của người dân trở nên dần thay đổi. Khách hàng có thói quen xem xét và lựa chọn hàng hóa trực tuyến trước khi đặt mua hoặc tới mua tại cửa hàng. Các yếu tố này đòi hỏi các công ty bán lẻ luôn phải tối ưu nguồn lực của mình và đặt khách hàng làm trọng tâm để có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Việc ứng dụng công nghệ mới như IoT, AR, Big Data, AI, Machine Learning … giúp doanh nghiệp có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng với những trải nghiệm và giá trị khác biệt, tối ưu hóa chiến lược quản lý và chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng doanh số hoạt động
Ông Đỗ Khắc Cương, Giám đốc kinh doanh khối khách hàng doanh nghiệp kiêm Giám đốc kênh đối tác, Microsoft Việt Nam cho biết trong một cuộc khảo sát toàn cầu với 800 giám đốc điều hành do báo The Economist và Microsoft thực hiện, những đáp viên trong ngành bán lẻ cho biết việc nâng cao trải nghiệm khách hàng là yếu tố hàng đầu thúc đẩy họ chuyển đổi số trong thời gian qua (49% so với mức trung bình của cuộc khảo sát là 36%). Đại dịch COVID-19 đã khiến yêu cầu chuyển đổi số trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt đối với ngành bán lẻ.
Khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp bán lẻ đã triển khai các kênh bán hàng trực tuyến và có sự thấu hiểu khách hàng vượt qua đại dịch tốt hơn các doanh nghiệp bán lẻ còn lại. Tập trung vào khách hàng không có gì là mới trong ngành bán lẻ. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch, các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn và bảo mật thông tin khách hàng để lựa chọn các giải pháp uy tín khi triển khai chuyển đối số trong ngành.
Để việc chuyển đổi số lan tỏa được sức ảnh hưởng đối với toàn xã hội, theo các chuyên gia, cần có sự đồng lòng, quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị; trong đó, trước nhất là Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, sau là các địa phương, các sở, ban ngành; cuối cùng là các doanh nghiệp và toàn bộ người dân đều cùng hưởng ứng tham gia vào việc ứng dụng các dịch vụ số. Chuyển đổi số sẽ chỉ thực sự hiệu quả hơn, mang lại những giá trị mới giúp làm thay đổi diện mạo, nhận thức và tư duy của toàn xã hội khi mỗi cá nhân, tổ chức đều phải bắt tay vào làm và làm nhiều hơn nữa.
Riêng đối với doanh nghiệp ngành bán lẻ, công nghệ và việc số hóa mọi hoạt động đang và tiến tới sẽ giảm thiểu chi phí vận hành, tăng doanh số cho kênh phân phối bán lẻ. Từ đó, tăng nguồn vốn lưu động, tăng doanh thu doanh nghiệp, giảm thiểu nguy cơ thiếu hụt nguồn vốn trong những thời điểm kinh doanh trì trệ bởi đại dịch COVID-19. Từ đây, các doanh nghiệp cũng có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh; chiến lược phát triển lâu dài cho mình để phù hợp trong bối cảnh mới đang có nhiều biến động.
Hiện nay, Chính phủ đang triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 thông qua việc tích hợp, áp dụng công nghệ số để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp.
Theo đó, mục tiêu là đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình; 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số, hướng tới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn thúc đẩy chuyển đổi số. Do đó, việc tranh thủ tận dụng thời cơ này sẽ là hướng đi quan trọng giúp doanh nghiệp đứng vững và tăng trưởng trong giai đoạn hiện nay./.
Theo TTXVN
Ðại dịch Covid-19 cùng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi sâu sắc cấu trúc kinh tế toàn cầu và thiết lập một trật tự mới, buộc nhiều quốc gia phải thay đổi định hướng, chiến lược phát triển kinh tế. Với Việt Nam, đây là giai đoạn khởi đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030), đòi hỏi phải có những phân tích, đánh giá sâu sắc để đưa ra những giải pháp chính xác, kịp thời và phù hợp nhằm hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Ðại hội XIII của Ðảng đề ra.
Trong sáu tháng đầu năm, mặc dù dịch Covid-19 gây nhiều khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 4 tỷ USD, tăng 13,6% cùng kỳ năm 2020 và đạt 47,1% kế hoạch. Đây là một kết quả khả quan trong bức tranh tổng thể ngành thủy sản nửa đầu năm 2021.
(HBĐT) - Việc sử dụng nguồn ngân sách công trong đầu tư xây dựng (ĐTXD) các công trình cơ bản của huyện Yên Thủy trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các công trình được bàn giao đưa vào sử dụng không chỉ phát huy tối đa công năng mà còn tạo nên diện mạo mới nhiều khởi sắc cho huyện.
(HBĐT) - Thời gian qua, ngành NN&PTNT đã đôn đốc các địa phương tích cực thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa để nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong giai đoạn 2018 -2020, toàn tỉnh đã dồn đổi được 2.057,4 ha, bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất của các hộ dân.
Dù thuận lợi nhưng cuối năm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi, cần đẩy mạnh các giải pháp để đạt mục tiêu kìm giữ lạm phát dưới 4%.
Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 24,23 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, tiêu thụ nông sản trong nước cũng có nhiều biến chuyển mới, sáng tạo và tích cực. Đây chính là thành quả từ việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa bảo đảm sản xuất và phát triển kinh tế.