(HBĐT) - Ngày 9/7, Sở NN&PTNT tổ chức hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và khả năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Tổng cục Lâm nghiệp; lãnh đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện: Cao Phong, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc; các doanh nghiệp, HTX là chủ đầu tư trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. 


 
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại hội thảo.

Cây mắc ca bắt đầu được trồng tại tỉnh từ năm 2003. Đến nay, toàn tỉnh đã trồng 216,3 ha, trong đó có 14,8 ha ở giai đoạn kinh doanh, 201,5 ha giai đoạn kiến thiết cơ bản. Qua đánh giá tại các điểm trồng thử nghiệm cho thấy, cây mắc ca có khả năng chống chịu khá tốt với các đối tượng sâu bệnh hiện có tại địa phương. Đối với diện tích ở giai đoạn kinh doanh, đa số diện tích chưa phù hợp yêu cầu sinh thái của cây và các tài liệu khoa học đã khuyến cáo. Chưa có mô hình khép kín, hoàn chỉnh toàn bộ các khâu về tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm do những diện tích trồng còn nhỏ hay mới thu bói, do đó chưa đánh giá được hiệu quả về chuỗi giá trị. Tại những diện tích mới được trồng từ năm 2018 đến nay ở các huyện: Lạc Thuỷ, Cao Phong, Lạc Sơn, khí hậu, sinh thái phù hợp nên cây sinh trưởng khá tốt. Cần tiếp tục theo dõi để đánh giá về khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của vườn cây. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, đóng góp ý kiến tập trung vào các nội dung như: Thực trạng trồng cây mắc ca tại các địa phương; giải pháp phát triển cây mắc ca đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân; cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh kế cho các hộ trồng mắc ca; vấn đề quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch vùng trồng...

Phát biểu kết luận tại hội thảo, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp, đề xuất của các đại biểu. Về định hướng, giải pháp phát triển cây mắc ca tại tỉnh trong thời gian tới, đồng chí nhấn mạnh, các đơn vị liên quan cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ: Rà soát lại diện tích đăng ký trồng cây mắc ca, hoàn thành trước ngày 15/7; tập trung vùng trồng, không nhỏ lẻ, phân tán. Trên cơ sở đề xuất của các huyện, Sở NN&PTNT đánh giá, tổng hợp thành đề xuất chung toàn tỉnh, tham mưu cho tỉnh để có văn bản đăng ký với Bộ NN&PTNT đưa vào quy hoạch quốc gia phát triển cây mắc ca thời gian tới. Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp quan tâm, đưa diện tích đăng ký của tỉnh vào kế hoạch phát triển cây mắc ca của Bộ NN&PTNT; phối hợp, đề xuất với Bộ Tham mưu Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phát triển cây mắc ca (hỗ trợ sinh kế cho người dân trong giai đoạn 5 năm đầu trồng cây, cơ chế về thuế, công nghệ, vốn cho các doanh nghiệp, hộ dân trồng mắc ca). Đề nghị Công ty CP du lịch Đồng Tâm - Tập đoàn TH True milk, HTX Liên Việt Hoà Bình phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện theo dõi, đánh giá diện tích cây mắc ca mới trồng từ năm 2018 đến nay; UBND các huyện có dự án trồng cây mắc ca phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng trồng tự phát; chủ động, linh hoạt trong vận dụng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân tham gia liên kết; phối hợp doanh nghiệp tăng cường tập huấn kỹ thuật canh tác cây mắc ca cho người dân...


T.H

Các tin khác


Xuất khẩu gạo cuối năm 2021 nhiều thách thức: "Cửa sáng" gạo phẩm cấp cao

Gỡ khó khăn về xuất khẩu gạo cuối năm 2021, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường xuất khẩu gạo phẩm cấp cao.

Chủ động phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và kịch bản ứng phó với từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, nhằm chủ động ứng phó nhanh, hiệu quả trong tình huống có dịch xảy ra tại khu công nghiệp.

Tập trung bám sát đồng ruộng và thu hoạch dứt điểm vụ Hè thu

Hiện nay đã bắt đầu vào mùa mưa bão, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần tập trung bám sát ruộng đồng thu hoạch dứt điểm vụ Hè thu. Lúa chín đến đâu, nông dân cần tranh thủ thu hoạch đến đó, với phương châm "xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế tối thiểu lúa đổ ngã trong mùa mưa, làm giảm năng suất và chất lượng lúa thương phẩm.

Xuất khẩu thủy sản phục hồi và tăng trưởng nhẹ

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực hồi phục dần, đồng thời đặt ra mục tiêu tăng trưởng vừa sức với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,6 tỷ USD, bằng 102,6% so với năm 2020...

Thúc đẩy tăng trưởng ngành bán lẻ bằng việc chuyển đổi số

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng 6,2%.

Huyện Đà Bắc có trên 28,7 tấn cá chết do nước sông Đà xuống thấp

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 2021, lượng mưa ít, mực nước sông Đà xuống thấp, cùng với đó là thời tiết nắng nóng, nhiệt độ lên tới 39-42oC đã gây ra hiện tượng nước sông sục bùn, gây thiếu ôxy trong nước làm cá chết hàng loạt, bao gồm cá tự nhiên và cá nuôi lồng của các hộ dân, tập trung ở 6 xã Đồng Ruộng, Nánh Nghê, Đồng Chum, Mường Chiềng, Tiền Phong, Yên Hòa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục