(HBĐT) - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) để phù hợp với các quy định trong phòng, chống dịch. Các hoạt động XTTM dự kiến tổ chức gồm: Hội nghị kết nối cung cầu; đưa HTX gặp gỡ, tiếp cận với doanh nghiệp (DN); mời DN tới khảo sát thực tế tại HTX; tổ chức phiên bán hàng lưu động và các hội nghị chuyên đề…
Đại diện HTX dược liệu H2O trình bày nhu cầu hợp tác, liên kết thu mua dược liệu của các HTX trên địa bàn tỉnh tại Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển vùng nguyên liệu sản phẩm dược liệu do Liên minh HTX tỉnh tổ chức vào cuối tháng 6/2021.
Liên minh HTX tỉnh vừa tổ chức hội nghị XTTM và phát triển vùng nguyên liệu cho sản phẩm dược liệu. Dự hội nghị có 6 DN trong và ngoài tỉnh có nhu cầu mua, phát triển dược liệu của tỉnh và hơn 20 HTX chuyên sản xuất dược liệu của tỉnh. Tại hội nghị, đại diện các HTX đã cung cấp thông tin về tiềm năng phát triển, công dụng, số lượng có thể cung cấp ra thị trường đối với từng sản phẩm của HTX.
Bà Vũ Thị Năm, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư trà hoa vàng Việt Nam cho biết: Hòa Bình là tỉnh miền núi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp để cây dược liệu phát triển. Tuy nhiên, các HTX, hộ gia đình trồng cây dược liệu, trong đó có cây trà hoa vàng quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thậm chí là dược liệu tự mọc trong rừng, trên vách núi người dân chỉ khai thác mà không có sự chăm sóc để cây phục hồi, phát triển. Thông qua hội nghị, công ty chúng tôi muốn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trà hoa vàng của các HTX. Tuy nhiên, các HTX phải đảm bảo yêu cầu về quy trình trồng theo các tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong khâu sơ chế sản phẩm…
Liên minh HTX tỉnh sẽ là cầu nối giữa các HTX với tổ chức, cá nhân trong các chương trình XTTM mở rộng thị trường. Theo kế hoạch, trong năm 2021, Liên minh HTX tỉnh dự kiến tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm, giới thiệu vùng nguyên liệu cho 30 HTX tại TP Hà Nội để giới thiệu sản phẩm chủ lực, quy mô, định hướng tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua các DN xuất khẩu, DN nước ngoài đóng tại TP Hà Nội. Tổ chức đưa HTX gặp gỡ, tiếp cận thị trường và các DN bao tiêu, nhà máy chế biến sản phẩm tại thị trường Hà Nội. Mời, đưa các DN, nhà máy chế biến có nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu khảo sát thực tế tiềm năng, lợi thế tại các huyện, thành phố của tỉnh. Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh mở các phiên bán hàng lưu động tại một số trung tâm thương mại lớn tại Hà Nội. Đặc biệt, 10 hội nghị kết nối cung cầu cho từng nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh sẽ được tổ chức. Các hoạt động XTTM sẽ đảm bảo đúng quy định trong phòng, chống dịch Covid-19 về số người tham gia, yêu cầu thành phần tham dự phải đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn...
Đồng chí Trần An Định, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Để hoạt động XTTM cho các sản phẩm của HTX trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, mỗi HTX cần phải khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Nhiều HTX vẫn chỉ sản xuất sản phẩm truyền thống mà chưa chủ động, mạnh dạn sản xuất sản phẩm thị trường cần. Đa số HTX gặp khó khăn về vốn, chưa có trụ sở, thiếu đất sản xuất, thị trường tiêu thụ chưa mang tính bền vững... Vì vậy, các HTX cần liên kết với nhau hình thành những vùng sản xuất chuyên canh lớn; quá trình sản xuất phải đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh ATTP, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đầu tư cải thiện mẫu mã, bao bì, truy xuất nguồn gốc để đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch điện tử. Thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh sẽ tham mưu UBND tỉnh về vấn đề chuyển đổi số trong các HTX. Trong đó, tập trung phát triển bao bì, nhãn mác, quy chuẩn sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; đưa sản phẩm của HTX lên giao dịch điện tử. Sản phẩm của HTX sẽ được bán thông qua các kênh của liên hiệp như: Liên hiệp chợ HTX Việt Nam, Liên hiệp OCOP Việt Nam. Năm 2021, Liên minh HTX tỉnh đề nghị UBND tỉnh cho rà soát, đánh giá lại thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin, năng lực tiếp cận công nghệ thông tin, chuyển đổi số của từng HTX để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng HTX ứng dụng chuyển đổi số trong tiêu thụ sản phẩm.
Thu Thủy
(HBĐT) - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạc Sơn vừa tổ chức bế giảng lớp đào tạo kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn tại xã Yên Phú.
(HBĐT) - Ngày 31/3/2021, UBND tỉnh ra Quyết định số 679/QĐ-UBND về ban hành Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (Bộ chỉ số DDCI) tỉnh áp dụng thử nghiệm trong năm 2021. Đây được xem là động thái mạnh nhằm cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nguồn lực phát triển KT-XH của tỉnh.
Gỡ khó khăn về xuất khẩu gạo cuối năm 2021, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường xuất khẩu gạo phẩm cấp cao.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và kịch bản ứng phó với từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, nhằm chủ động ứng phó nhanh, hiệu quả trong tình huống có dịch xảy ra tại khu công nghiệp.
Hiện nay đã bắt đầu vào mùa mưa bão, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần tập trung bám sát ruộng đồng thu hoạch dứt điểm vụ Hè thu. Lúa chín đến đâu, nông dân cần tranh thủ thu hoạch đến đó, với phương châm "xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế tối thiểu lúa đổ ngã trong mùa mưa, làm giảm năng suất và chất lượng lúa thương phẩm.
Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực hồi phục dần, đồng thời đặt ra mục tiêu tăng trưởng vừa sức với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,6 tỷ USD, bằng 102,6% so với năm 2020...