(HBĐT) - Những năm gần đây, bên cạnh phát triển nông nghiệp, cây ăn quả có múi..., lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến khả quan. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được thành lập mới, qua đó khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế địa phương, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định.
Công ty CP Hồng Gia Bảo, xã Đông Lai (Tân Lạc) chế biến lâm sản phát triển kinh tế địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm, sản xuất CN-TTCN trên địa bàn ước đạt 538,76 tỷ đồng; các sản phẩm chủ yếu như: Đá xây dựng, gạch nung, điện thương phẩm, nước máy và một số sản phẩm khác.
Trong thu hút đầu tư, huyện hiện có một số dự án đang thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư như: Nhà máy dệt kim Supertex (tổng mức đầu tư 8 triệu USD), nhà máy sản xuất ván bóc, ván ép và dăm gỗ xuất khẩu, cụm công nghiệp Phong Phú (phạm vi thực hiện là 75 ha).
Nhằm thúc đẩy phát triển CN-TTCN trên địa bàn, trung tuần tháng 6 vừa qua, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành đã làm việc với UBND huyện về phát triển CN-TTCN, dịch vụ, giao thông, thu ngân sách và thị sát tình hình phát triển CN-TTCN với chủ trương đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp (CCN), đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển CN-TTCN theo hướng bền vững.
Trên địa bàn huyện hiện được quy hoạch 2 CCN, gồm: CCN Phong Phú diện tích 75 ha (Công ty CP đầu tư LOTUS thực hiện đầu tư), đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công ty CP đầu tư LOTUS đẩy nhanh thủ tục đầu tư; CCN Đông Lai, đề nghị cho chủ trương mở rộng CCN từ 28,9 ha lên quy mô 60 ha và quy hoạch bổ sung 1 CCN tại khu vực xóm Chuông, xã Mỹ Hòa và khu Đồng Văn, thị trấn Mãn Đức.
Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, để đảm bảo phát triển CN-TTCN, trong thời gian tới, huyện đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài, phát triển CN-TTCN theo hướng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cùng với đó, phát triển TTCN theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đồng bộ gắn với quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả có múi, mía, rau ôn đới... có giá trị kinh tế cao, quy mô hệ thống theo chuỗi giá trị sản xuất; tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu hàng hóa nông, lâm sản có lợi thế. Đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống đạt tiêu chuẩn OCOP gắn với phát triển du lịch.
Tập trung phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) theo đúng quy hoạch phát triển VLXD tỉnh, nhất là các sản phẩm VLXD không nung chất lượng cao. Khuyến khích phát triển một số sản phẩm VLXD mới phù hợp điều kiện của tỉnh và nhu cầu của thị trường bằng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Phát triển hạ tầng CN-TTCN theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, công nghiệp xanh, an toàn, hiện đại. Trong đó, ưu tiên phát triển một số sản phẩm như: VLXD, dệt kim, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến nông, lâm sản. Rà soát, đánh giá thực trạng chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, vận động các cơ sở chế biến lâm sản hoạt động theo hộ kinh doanh cá thể đầu tư, mở rộng sản xuất và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
Huyện cũng đã đề xuất UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan cho phép mở rộng CCN Đông Lai để quy hoạch chế biến gỗ, ván ép và các sản phẩm từ gỗ, dệt kim nhằm tạo điều kiện phát triển thế mạnh của huyện về sản xuất gỗ rừng trồng; rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển CN-TTCN trên địa bàn huyện, phù hợp với phát triển KT-XH của huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 và những năm tiếp theo. Đồng thời, khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng KT-XH, nhất là hạ tầng phục vụ phát triển CN-TTCN để tập trung huy động nguồn lực đầu tư, tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng, chú trọng tận dụng các chính sách hỗ trợ về phát triển CN-TTCN của T.Ư, tỉnh; phối hợp doanh nghiệp hoàn thành giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CCN Phong Phú.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 31/3/2021, UBND tỉnh ra Quyết định số 679/QĐ-UBND về ban hành Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ngành (Bộ chỉ số DDCI) tỉnh áp dụng thử nghiệm trong năm 2021. Đây được xem là động thái mạnh nhằm cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành kinh tế, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nguồn lực phát triển KT-XH của tỉnh.
Gỡ khó khăn về xuất khẩu gạo cuối năm 2021, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường xuất khẩu gạo phẩm cấp cao.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và kịch bản ứng phó với từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, nhằm chủ động ứng phó nhanh, hiệu quả trong tình huống có dịch xảy ra tại khu công nghiệp.
Hiện nay đã bắt đầu vào mùa mưa bão, Cục Trồng trọt khuyến cáo các địa phương cần tập trung bám sát ruộng đồng thu hoạch dứt điểm vụ Hè thu. Lúa chín đến đâu, nông dân cần tranh thủ thu hoạch đến đó, với phương châm "xanh nhà hơn già đồng” để hạn chế tối thiểu lúa đổ ngã trong mùa mưa, làm giảm năng suất và chất lượng lúa thương phẩm.
Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực hồi phục dần, đồng thời đặt ra mục tiêu tăng trưởng vừa sức với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 8,6 tỷ USD, bằng 102,6% so với năm 2020...
Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 6 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái; riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng tăng 6,2%.