(HBĐT) - Từ xa xưa, cá dầm xanh được coi như "cá tiến vua”, là đặc sản của vùng đất Mai Châu bởi mùi vị thơm ngon, độc đáo, hương vị hấp dẫn dù chế biến bất cứ món gì, được nhiều nhà hàng niêm yết trên thực đơn, tư thương săn đón. Nhiều năm nay, người dân xã Vạn Mai duy trì, mở rộng diện tích ao cá, từng bước nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân, phát triển trở thành sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Ao cá dầm xanh của ông Lường Văn An, xóm Củm, xã Vạn Mai (Mai Châu) đầu ra ổn định, cho thu nhập 60 - 70 triệu đồng/năm.
Hộ ông Lường Văn An, xóm Củm có 350 m2 ao cá. Ông cho biết: "Nhà tôi nuôi cá dầm xanh gần 10 năm nay, giống cá này thích nghi tốt với môi trường nên sinh trưởng, phát triển mạnh, từ khi nuôi chưa gặp thiệt hại gì đáng kể. Đúc kết kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm, chăm sóc và theo dõi đàn cá thường xuyên nên đàn cá luôn khỏe mạnh, tư thương thường đặt mua từ sớm, đầu ra ổn định, 3 năm xuất bán 1 lần, trung bình mỗi con từ 1,5 - 2 kg, giá bán từ 200 - 250.000 đồng/kg tùy trọng lượng, mỗi năm ao cá đem lại cho gia đình tôi thu nhập 60 - 70 triệu đồng”.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá, ông An cho biết: Việc thiết kế ao cá là quan trọng nhất trong xây dựng mô hình. Cá dầm xanh là giống cá nước lạnh, quen sống trong môi trường tự nhiên, không thể nuôi được trong ao tù, dòng nước cần lưu chuyển liên tục, vì vậy cần thiết kế hợp lý từ cửa nhận nước và xả nước. Địa bàn xã Vạn Mai có mạng lưới sông, suối rộng khắp, đặc biệt nước sông Mã, suối Sia, Mùn lưu lượng ổn định, mát lạnh, trong vắt là điều kiện thuận lợi để cá dầm xanh phát triển. Cá có khả năng kháng bệnh, chống chịu thời tiết khắc nghiệt, nhất là khí hậu lạnh của vùng núi đá Mai Châu, do đó phù hợp để nhân rộng ra nhiều nơi, không chỉ trong địa bàn xã mà còn cả những địa bàn lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự.
Cá dầm xanh được nuôi nhiều ở xóm Nghẹ, Lọng, Củm… với trên 80% hộ nuôi cá, tổng diện tích ao cá toàn xã 6,2 ha. Chất lượng cá nhận được nhiều phản hồi, đánh giá tích cực từ thị trường trong và ngoài tỉnh bởi thịt cá đậm đà, hương vị thơm ngon, mặc dù cá nuôi trong ao nhưng thịt chắc không kém gì cá đánh bắt ở sông, suối. Cá nuôi lâu, trọng lượng lớn giá càng cao, con từ 3 - 3,5 kg giá dao động từ 250 - 300.000 đồng/kg. Mô hình nuôi cá dầm xanh ở xã đã có từ lâu, hộ nuôi ít từ 100 - 200 m2, hộ nhiều 500 - 1.000 m2 ao cá, đầu ra và giá ổn định, đầu vụ đã có nhiều tư thương đặt mua. Sản phẩm được tiêu thụ trong huyện và nhiều khách sạn, nhà hàng ở các thành phố lớn.
Đồng chí Vì Văn Truyền, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Mai cho biết: "Việc duy trì, mở rộng diện tích, phát triển, nâng cao chất lượng cá được xã đưa vào nghị quyết phát triển kinh tế, hướng tới xây dựng thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của địa phương. Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, xã đã triển khai các chương trình tín dụng, hỗ trợ vốn vay, mở lớp tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về nuôi cá dầm xanh cho người dân, nhiều hộ có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững. Từ đó, nhân rộng mô hình một cách hiệu quả, tìm kiếm thị trường ổn định, hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP, từng bước đưa cá dầm xanh trở thành đặc sản nổi bật của xã, huyện”. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 32 triệu đồng/người/năm.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Gia đình ông Bùi Văn Hải, xóm Bãi Bệ 1, xã Dũng Phong (Cao Phong) trồng cam được 5 năm, đã cho thu 2 vụ. Nhưng khi nghe xã tuyên truyền, vận động thu hồi diện tích trồng cam của gia đình ông và 3 hộ lân cận với mức thoả thuận hỗ trợ 35 triệu đồng/1.000 m2, gia đình ông rất đồng thuận. Bí thư Đảng uỷ xã Bùi Văn Hưởng cho biết: Xã đang thực hiện 2 đột phá trong phát triển kinh tế là thực hiện dồn điền đổi thửa tại 2 xóm Bãi Bệ 2 và Đồng Mới để tạo nên những cánh đồng lớn, thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất; thu hút doanh nghiệp Quang Hà chuyên may mặc xuất khẩu đầu tư vào xã, quy mô 2 ha tại xóm Bãi Bệ 1, dự kiến khi công ty đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho 100 lao động địa phương.
(HBĐT) - Ngày 28/7, Sở Công Thương phối hợp Sở NN&PTNT, Sở GTVT tổ chức làm việc với UBND TP Hòa Bình về việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm ứng phó với dịch Covid-19.
(HBĐT) - Cơ cấu kinh tế của xã Phong Phú (Tân Lạc) đang chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng định hướng của UBND huyện. Năm 2020, tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) chiếm tới 50,58%, giá trị sản xuất của ngành đạt 279,168 tỷ đồng; nông, lâm, thủy sản 39,88%, giá trị sản xuất 197,658 tỷ đồng; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9,54%, giá trị sản xuất 22,44 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong thời gian qua, Agribank Chi nhánh Hoà Bình thực hiện nhiều chương trình cho vay với lãi suất thấp, trong đó, cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống Nhân dân khu vực đô thị được người dân quan tâm, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam (DMVN) trong sáu tháng qua đạt gần 19 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ, cho thấy sự phục hồi sớm hơn, tuy nhiên, sức ép tiêu thụ nói chung và xuất khẩu nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Song song với những tín hiệu khả quan trên thị trường, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) cần triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh và ổn định sản xuất, sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.
(HBĐT) - Nắm bắt các cơ hội phát triển, Đảng bộ huyện Lương Sơn tập trung đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo triển khai các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) tỉnh lần thứ XVII, NQĐHĐB huyện lần thứ XXVI, phấn đấu xây dựng Lương Sơn trở thành hạt nhân vùng kinh tế năng động của tỉnh.