Gói hỗ trợ viễn thông gần 10.000 tỷ đồng của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với các doanh nghiệp viễn thông trong nước sẽ được triển khai từ ngày 5/8.



Ngày 2/8, với sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông Viettel, VNPT, Mobifone, CMC, FPT, Vietnamobile, SCTV công bố gói hỗ trợ dịch vụ viễn thông lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này sẽ được triển khai từ ngày 5/8 và kéo dài trong 3 tháng.

Các hình thức hỗ trợ sẽ bao gồm:

Đối với khách hàng trên toàn quốc, tiếp tục tăng 02 lần băng thông cho dịch vụ Internet cáp quang với giá không đổi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học tập, làm việc trực tuyến tại nhà; Miễn phí truy nhập tốc độ cao đến các trang thông tin điện tử của Bộ Y Tế, ứng dụng Bluezone; Tặng thêm 50% dung lượng data cho tất cả các gói cước mà khách hàng đang sử dụng hoặc đăng ký mới với mới giá không đổi; Giảm giá tới 50% đối với các gói cước data VX3, VX7, cụ thể: gói VX3 (6GB/3 ngày) giảm từ 20.000 đồng còn 10.000 đồng; gói VX7 (10GB/7 ngày) giảm từ 35.000 đồng còn 20.000 đồng.

Viettel, VNPT, Mobifone cũng sẽ tiếp tục đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 từ việc trích 5.000 đồng với mỗi gói cước VX3/VX7 được đăng ký/gia hạn thành công.

Đối với khách hàng ở các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị số 16/CT-TTg, tặng 50 phút gọi nội mạng.

Bên cạnh các hỗ trợ về dịch vụ viễn thông nói trên, trong thời gian tới các doanh nghiệp Viettel, VNPT, FPT, CMC sẽ chung tay cùng Bộ Thông tin và Truyền thông ra mắt 17 nền tảng mới hỗ trợ người dân trong công tác phòng, chống dịch với giá trị ước tính gần 2.000 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Ngành Thông tin và Truyền thông đang căng mình đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo không gian mạng lành mạnh, lan toả năng lượng tích cực, kinh nghiệm tốt về phòng chống dịch, phát triển các nền tảng công nghệ số, các phần mềm để hỗ trợ toàn quốc phòng chống dịch.

"Hôm nay là một hành động thiết thực và cụ thể nữa của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam làm ấm lòng người dân. Thay mặt lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, tôi trân trọng cảm ơn các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực trong công cuộc chống lại đại dịch COVID-19. 

Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua đại dịch và Việt Nam sẽ ra khỏi đại dịch này trong một trạng thái mới - một đất nước, một xã hội được số hoá mạnh mẽ", ông Hùng nhấn mạnh.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Huyện Yên Thủy: Khẩn trương đưa nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Trao đổi về việc triển khai thực hiện nghị quyết đại hội (NQĐH) Đảng các cấp trên địa bàn xã Ngọc Lương (Yên Thủy), đồng chí Nguyễn Xuân Phương, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong nhiệm kỳ vừa qua, toàn xã đã vận động Nhân dân hiến 22,32 ha đất xây dựng nông thôn mới (NTM); thực hiện và hoàn thành mô hình dồn điền, đổi thửa 18/18 xóm có đất sản xuất nông nghiệp, tạo ra phương thức sản xuất mới, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân.

Xây dựng các chuỗi, cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh

(HBĐT) - Hòa Bình có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Trong tỉnh còn có các sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm gần đây, các loại thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Ngoài đối tượng chủ lực và những loại nuôi truyền thống là cá rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ, cá trôi, mè, hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao dần được đầu tư, cho thấy hiệu quả rõ nét.

Hỗ trợ gần 4.000 con cá giống cho đoàn viên, thanh niên xã Hiền Lương

(HBĐT) - Sáng 30/7, tại xã Hiền Lương, Huyện Đoàn Đà Bắc phối hợp với Công ty TNHH thủy sản Mavin tổ chức chương trình thả cá tạo môi trường sinh kế cho vùng lòng hồ sông Đà và hỗ trợ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN).

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành NN&PTNT chủ động thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản trên địa bàn. Tham mưu kịp thời cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, đơn vị thuộc ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng VTNN, ATTP và kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, cây trồng; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong tình hình mới.

Thu ngân sách địa phương ước đạt trên 7.140 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 6 vừa qua, thu ngân sách địa phương ước thực hiện 2.368 tỷ đồng, bằng 19% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Ước thực hiện hết tháng 6/2021, thu ngân sách địa phương đạt 7.141 tỷ đồng, bằng 60% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 57% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu điều tiết được hưởng theo phân cấp trên 1.910 tỷ đồng; thu bổ sung cân đối trên 2.881 tỷ đồng; thu bổ sung có mục tiêu 844 tỷ đồng; thu chuyển nguồn 1.502 tỷ đồng;...

Giải pháp phấn đấu thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh được đánh giá có vai trò rất quan trọng trong phát triển KT-XH. Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2025, thu NSNN đạt 10.000 tỷ đồng. Để làm rõ hơn các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm hoàn thành và vượt chỉ tiêu thu NSNN trong 5 năm tới, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Vũ Hồng Long, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh về vấn đề này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục