(HBĐT) - Cùng với thực trạng tình hình dịch bệnh Covid-19, bà con nông dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) vừa trải qua kỳ thu hoạch khó khăn. Một số nông sản chủ lực của địa phương, nhất là bí xanh bị rớt giá mạnh do phụ thuộc vào yếu tố thị trường. Trong khi đó, các diện tích cây trồng theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp lại phát huy hiệu quả rõ rệt.


Nông dân xóm Trắng Đồi, xã Yên Phú (Lạc Sơn) trồng dưa theo hướng liên kết sản xuất - tiêu thụ ổn định.

Là một trong những hộ tiên phong thực hiện chuyển đổi từ trồng ngô sang dưa chuột bao tử, anh Bùi Văn Tuấn ở xóm Trắng Đồi vừa đón thêm mùa "quả ngọt" trên diện tích đất ruộng vốn trước chỉ trồng 1 vụ lúa, 1 vụ màu. Anh Tuấn phấn khởi cho biết: Với diện tích 1.500 m2, nếu trồng ngô, trồng lúa thì dù có ra sức thâm canh cũng chỉ thu được 7 - 8 triệu đồng. Tuy nhiên, khi gia đình chuyển sang trồng dưa chuột bao tử có kênh bao tiêu sản phẩm của một doanh nghiệp tỉnh Hà Nam, giá trị mang lại cao gấp nhiều lần. Vụ vừa rồi thu trên 4 tấn sản phẩm, với giá thu mua bình quân 11.000 đồng/kg, tổng doanh thu đạt được gần 50 triệu đồng.

Một hộ dân khác ở xóm Trắng Đồi là bà Bùi Thị Thưởm trồng dưa chuột bao tử trên diện tích 700 m2. Vừa qua, gia đình bà thu được 1,5 tấn sản phẩm. Sau khi bán cho doanh nghiệp, bà nhận được số tiền gần 20 triệu đồng. Bà Thưởm chia sẻ: Gia đình tôi là hộ mới chuyển đổi ở vụ này sau khi thấy một số hộ trồng dưa chuột bao tử cho hiệu quả cao, kỹ thuật canh tác khá đơn giản. Cái lợi và yên tâm nhất với nông dân là thời gian sản xuất ngắn, lại không lo đầu ra sản phẩm.

Ước tính, trên địa bàn xã đang có khoảng hơn 50 hộtrồng dưa chuột bao tử theo hướng liên kết với doanh nghiệp tổ chức thu mua. Số hộ tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ nhiều nhất ở xóm Trắng Đồi và Bợ. Thống kê đến thời điểm này có khoảng hơn 10 ha dưa chuột bao tử trồng theo liên kết, riêng xóm Trắng Đồi trồng trên 6 ha, các xóm Vành, Bợ, Cát trên 4 ha.

Những hộ trồng dưa chuột bao tử ở xã Yên Phú cũng cho biết, đây là cây trồng ngắn ngày, có thể sản xuất 2 vụ/năm, từ lúc trồng đến lúc thu hoạch hết quả trong 3 tháng. Bà con có thể trồng 1 vụ từ tháng 2 - 4 và 1 vụ từ tháng 11 - 1 hàng năm trên những đồng đất đảm bảo về nguồn nước tưới. Hiện nay, ở nhiều xứ đồng các xóm đã thực hiện dồn điền, đổi thửa, không còn tình trạng ruộng đất manh mún, hệ thống kênh mương tưới tiêu ổn định nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, triển khai các liên kết sản xuất - tiêu thụ thuận lợi.

Đồng chí Bùi Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã đánh giá: Mô hình trồng dưa bao tử liên kết tiêu thụ đang được nhân rộng tại địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Cấp ủy, chính quyền địa phương đồng thời khuyến khích nông dân chuyển đổi những chân ruộng màu mỡ, thuận lợi trong tưới tiêu, vận chuyển hàng hóa sang trồng loại cây có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, tích cực triển khai, phối hợp các cơ quan chuyên môn phổ biến, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho Nhân dân. Thường xuyên cập nhật, cung cấp những thông tin về giá cả, thị trường và tuyên truyền, vận động người dân xây dựng những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Địa phương cũng đang tiếp tục xây dựng một mô hình trồng trọt gắn với đầu ra bền vững và tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác, tập trung cho mô hình trồng rau an toàn và thành lập HTX tại xóm Húng.


Bùi Minh


Các tin khác


Tổng thu nhập từ rừng ước đạt gần 103 tỷ đồng

(HBĐT) - Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2021, trong tháng 7, toàn tỉnh đã trồng khoảng 206.000 cây phân tán và trên 740 ha rừng tập trung, nâng diện tích rừng trồng mới lên hơn 5.000 ha.

Thành phố Hòa Bình: Thu ngân sách Nhà nước đạt trên 291 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách Nhà nước thực hiện theo đúng quy định hiện hành, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả.

Triển vọng nghề nuôi bò sữa ở xã Phú Thành

(HBĐT) - Nhận thấy điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp với chăn nuôi bò sữa, những nông dân dám nghĩ, dám làm trên mảnh đất Phú Thành (Lạc Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi để phát triển kinh tế. Từ hiệu quả bước đầu, nuôi bò sữa được kỳ vọng đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Cải thiện môi trường kinh doanh để mở cửa hội nhập kinh tế

(HBĐT) - Với mục tiêu đẩy mạnh hội nhập kinh tế (HNKT), cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp; tranh thủ tối đa các điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Những năm qua, công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước và những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh được chú trọng thực hiện, qua đó góp phần thu hút sự quan tâm của các tổ chức, doanh nghiệp (DN) nước ngoài đến tìm hiểu, khảo sát đầu tư kinh doanh.

Gấp rút hoàn thành các hạng mục cuối dự án xử lý sạt trượt phía Đông đồi Ông Tượng

(HBĐT) - Dự án khẩn cấp xử lý khối sạt trượt khu vực phía Đông đồi Ông Tượng được chính quyền tỉnh và người dân khu vực phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) đặc biệt quan tâm. Dự án đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu trong 1 tháng tới sẽ hoàn thành.

Tháng 7, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tăng 15%

(HBĐT) - Theo tổng hợp của cơ quan chức năng, trong tháng 7, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh ước tăng 15% so với tháng trước và tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục