Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và bảo đảm cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU). Nhìn lại một năm thực thi EVFTA, hiệp định này đã mang đến những trái ngọt trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU, đồng thời tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ song phương phát triển trong thời gian tới.


Chế biến ngô ngọt xuất khẩu tại Công ty Vifoco (Việt Nam). Ảnh: TTXVN

Ngày 1/8/2020, EVFTA chính thức có hiệu lực. Sau một năm thực thi hiệp định, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và tác động không nhỏ tới kinh tế Việt Nam và EU, hợp tác thương mại giữa hai bên vẫn gặt hái những kết quả tích cực. Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công thương dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong sáu tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 27,67 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2020. Về đầu tư, tính đến tháng 6/2021, EU có 2.221 dự án đầu tư tại Việt Nam, với số vốn đầu tư đăng ký đạt 22,216 tỷ USD, tăng 449 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020. Những "con số biết nói” này cho thấy, doanh nghiệp của hai bên đang hiện thực hóa những cơ hội và lợi ích mà EVFTA mang lại.

Đánh giá về bối cảnh thực thi EVFTA trong một năm qua, Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ kiêm nhiệm Đại công quốc Luxembourg, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh EU Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh, đây là thời điểm vô cùng khó khăn khi trong nửa cuối năm 2020, các nước EU chịu ảnh hưởng rất nặng nề của đại dịch Covid-19. Đến năm 2021, làn sóng dịch bệnh tiếp tục bùng phát ở các nước Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam cũng bị tác động khá lớn. TTXVN dẫn lời Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh, bất chấp khó khăn do đại dịch, những thành tựu về hợp tác thương mại giữa Việt Nam và EU đã khẳng định tác dụng mạnh mẽ của EVFTA. Kết quả này cũng cho thấy, các sản phẩm của Việt Nam đã đáp ứng những tiêu chuẩn cao của thị trường EU. Vào thời điểm EU gặp nhiều khó khăn, hàng hóa Việt Nam vẫn vào được thị trường này, góp phần duy trì, đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu kiêm Cao ủy Thương mại EU Valdis Dombrovskis đánh giá cao việc triển khai hiệu quả EVFTA. Theo quan chức này, EVFTA là một trong những kết quả thành công và cụ thể nhất cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU. 

Song hành cùng những cơ hội, còn nhiều thách thức mới trong thực thi Hiệp định EVFTA đang chờ đợi các bên. Đại sứ Nguyễn Văn Thảo lưu ý, EVFTA không phải là "đôi đũa thần” và vẫn còn nhiều việc phải làm ở phía trước. Theo Đại sứ, phía Việt Nam cần tiếp tục trao đổi, đàm phán với EU để hoàn thiện những tiêu chuẩn, quy định giúp cho hàng hóa hai bên thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường của nhau; các rào cản về thương mại, kỹ thuật cũng cần được dỡ bỏ… 

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Alain Cany khẳng định, EVFTA đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi khi các chiến dịch tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 được triển khai và đại dịch được kiểm soát, nền kinh tế của các bên phải mở cửa trở lại và phục hồi. Để việc thực thi EVFTA tiếp tục giành được nhiều quả ngọt hơn nữa, cần có sự chung tay nỗ lực của cả Việt Nam và EU trong quá trình vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của hai bên.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


7 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.458 tỷ đồng

(HBĐT) - 7 tháng qua, thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, làm giảm một số khoản thu.

Giám sát cam kết giảm lãi, sửa lại chính sách hỗ trợ người vay

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết: NHNN sẽ tăng cường giám sát những cam kết của ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc giảm lãi vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài. Các ngân hàng sẽ phải thường xuyên báo cáo với NHNN về vấn đề này.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất giảm 30% phí cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin, đơn vị này vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải giảm giá dịch vụ (phí) sử dụng đường bộ tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Theo đó, sẽ giảm 30% giá vé hiện tại đang áp dụng cho đối tượng xe tải từ loại 2 trở lên.

Nghị quyết về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025

(HBĐT) - Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa XVII, ngày 29/7 đã thông qua Nghị quyết số 21/2021/NQ-HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, nghị quyết quy định đối tượng áp dụng là các DNNVV, cơ quan, đơn vị có liên quan; không áp dụng với DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài, DNNVV có vốn Nhà nước, DNNVV thuê mặt bằng tại khu, cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Người Việt Nam hãy ưu tiên dùng hàng Việt Nam

(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến lưu thông, cung - cầu hàng hóa trong nước, trong tỉnh. Việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản của người dân trong tỉnh như cá, gà, bí xanh, rau su su, mía… gặp khó khăn. Ngược lại, cũng có thời điểm lại xảy ra tình trạng khan hàng thiết yếu cục bộ do người dân đổ xô đi mua tích trữ. Những tác động đó nguy cơ gây bất ổn thị trường. Trong bối cảnh thực hiện "mục tiêu kép”, việc ổn định thị trường, đảm bảo cung - cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nội địa, đẩy mạnh cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” càng có ý nghĩa quan trọng.

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương

(HBĐT) - Những năm qua, UBND tỉnh và các huyện, thành phố ngày càng quan tâm chuyển vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục