(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến lưu thông, cung - cầu hàng hóa trong nước, trong tỉnh. Việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là nông sản của người dân trong tỉnh như cá, gà, bí xanh, rau su su, mía… gặp khó khăn. Ngược lại, cũng có thời điểm lại xảy ra tình trạng khan hàng thiết yếu cục bộ do người dân đổ xô đi mua tích trữ. Những tác động đó nguy cơ gây bất ổn thị trường. Trong bối cảnh thực hiện "mục tiêu kép”, việc ổn định thị trường, đảm bảo cung - cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm nội địa, đẩy mạnh cuộc vận động (CVĐ) "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” càng có ý nghĩa quan trọng.


Người dân mua hàng Việt tại cửa hàng tiện lợi phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình). 

Cuối tháng 5, đầu tháng 6/2021 là thời điểm thu hoạch bí xanh, rau su su, củ cải của nông dân trong tỉnh nhưng lại "nghẽn” tiêu thụ do ảnh hưởng dịch Covid-19. Hội Nông dân tỉnh đã gửi thư ngỏ và kêu gọi cán bộ các cơ quan, đơn vị, Nhân dân trong tỉnh hỗ trợ tiêu thụ giúp nông dân huyện Tân Lạc, Kim Bôi. Cuối tháng 6, trong tháng 7, người dân các xã vùng hồ Hòa Bình lại lao đao vì cá lồng bị chết. Trước tình hình đó, Sở Công Thương, Tỉnh  Đoàn, Hội Nông dân... đã phối hợp hỗ trợ tiêu thụ cá cho người dân. Vài chục tấn cá, rau đã được tiêu thụ, giúp người dân vơi bớt khó khăn. 

Theo Giám đốc Sở Công Thương Phạm Tiến Dũng, càng trong khó khăn do đại dịch Covid-19 càng thấy tầm quan trọng của hàng Việt và thị trường nội địa. Rõ ràng là có sự tương hỗ nhau cả với người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, trong tỉnh; vấn đề là điều tiết cung - cầu hợp lý. Để đảm bảo nguồn hàng dự trữ, nguồn cung ổn định trong bối cảnh dịch bệnh, Sở đã ban hành các văn bản để chủ động nắm bắt tình hình thị trường, giá cả hàng hóa. Tổ chức đoàn khảo sát, kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại, điểm phân phối mua sắm lớn; bàn giải pháp với các địa bàn trọng điểm như TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn. Xây dựng kịch bản 5 cấp độ đảm bảo nguồn cung hàng hóa. Do đó, người dân yên tâm, không nên đổ xô đi mua hàng tích trữ với số lượng lớn. Đồng thời, Sở tìm giải pháp kết nối giao thương, tìm đầu ra cho sản phẩm của tỉnh. Xây dựng các điểm bán hàng Việt với tên "Tự hào hàng Việt Nam". Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, nổi bật, sản phẩm OCOP của tỉnh. Giải cứu nông sản là biện pháp trước mắt, cần tính chuyện "đường dài" bằng những giải pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm, chế biến sâu, liên kết sản xuất - tiêu thụ...

Để đẩy mạnh CVĐ, UB MTTQ tỉnh phối hợp các đoàn thể CT-XH là tổ chức thành viên tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa đến đoàn viên, hội viên, Nhân dân. Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh  Trần Đức Trường cho biết: Phát huy vai trò cơ quan thường trực, UB MTTQ tỉnh chủ động tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo CVĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Hình thức tuyên truyền, vận động đa dạng, qua phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, tập huấn, lồng ghép với các chương trình, đề án, phong trào thi đua yêu nước. Trong đó, chú trọng làm nổi bật, hướng đến xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; từng bước thay đổi tư duy sính hàng ngoại. Các hội thành viên có phong trào vận động cụ thể như "Thanh niên tỉnh Hòa Bình đồng hành cùng hàng Việt Nam”. Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh với gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng để an tâm khi dùng hàng Việt. Doanh nghiệp, người sản xuất, cung ứng hàng Việt cũng có sự chuyển biến trong tư duy về thị trường nội địa; trách nhiệm phục vụ người tiêu dùng với những sản phẩm chất lượng, an toàn, hợp thị hiếu, giá cạnh tranh. Thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến được áp dụng ngày càng nhiều. Tại hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trong tỉnh, lượng hàng Việt chiếm 80 - 95%. 

Bà Phạm Thị Nhuận, Giám đốc Công ty CPTM Định Nhuận, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) cho biết: Công ty kinh doanh 10 nhóm hàng tiêu dùng; trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chủ động được nguồn hàng đáp ứng nhu cầu người dân. Công ty đã ký hợp đồng với UBND TP Hòa Bình về cung ứng hàng hóa thiết yếu. 100% hàng tại hệ thống phân phối tới hơn 1.000 cửa hàng tại 10/10 huyện, thành phố trong tỉnh là hàng Việt. Tại siêu thị Vì Hòa Bình, hàng Việt cũng chiếm trên 90%, trong đó có một số sản phẩm OCOP của tỉnh. 

Với ý nghĩa của CVĐ, Tỉnh ủy xác định thực hiện CVĐ là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên. Vì vậy, trong kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CVĐ trong tình hình mới, yêu cầu đề cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong tiêu dùng hàng Việt. Các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN phải ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp. Khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, trí tuệ, bản lĩnh, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của người Việt Nam trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá và sử dụng hàng Việt. Tạo thuận lợi để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng. Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất hàng hoá chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá phù hợp. Đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thương hiệu Việt chất lượng, uy tín. Xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, nhãn hiệu, sản xuất, kinh doanh sản phẩm kém chất lượng, lũng đoạn thị trường. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, dán tem truy xuất trong phân phối sản phẩm… Kế hoạch thực hiện CVĐ đã có, rất cần trách nhiệm, tâm huyết của ngành chức năng, thành viên Ban chỉ đạo và sự tham gia hưởng ứng của doanh nghiệp, toàn dân.


Cẩm Lệ

Các tin khác


Bộ GTVT sẽ xử lý người đứng đầu ban quản lý dự án nếu giải ngân vốn chậm

Bộ Giao thông vận tải vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công tháng 7 và 7 tháng năm 2021.

7 tháng, có trên 280 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Những năm gần đây, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển cả về số lượng và chất lượng. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập hàng năm có chiều hướng gia tăng. 

Xã Hùng Sơn: Nỗ lực giảm nghèo ở các xóm đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đã lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án của T.Ư, địa phương để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo tại những xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Nhờ vậy, đời sống của bà con từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân của người dân đạt trên 21 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8 - 10%/năm.

Hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn theo nhóm liên kết chuỗi an toàn thực phẩm (ATTP) - hướng phát triển kinh tế bền vững của phụ nữ huyện Lương Sơn trong những năm gần đây là một trong những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội LHPN huyện trong việc cụ thể hóa các phong trào thi đua sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Qua đó, chị em đã thay đổi tư duy, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo trong lao động, sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thay đổi mô hình vận hành doanh nghiệp từ việc áp dụng các nền tảng

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm mô hình hoạt động cho đơn vị mình, theo hướng có khả năng làm việc tại nhiều nơi cho hiệu quả, nhằm bảo đảm không bị gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Nông nghiệp cần những giải pháp cấp bách trong đại dịch

Chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến nhiều vùng nông sản không thể tiêu thụ hết do khó khăn trong vận chuyển đến các địa phương khác; xuất khẩu cũng bị cản trở khi chi phí logistics tăng cao, thiếu container, các thị trường siết chặt các tiêu chuẩn nhập khẩu khiến hàng hóa ùn tắc tại cảng… Ngành nông nghiệp đang gặp phải khó khăn kép.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục