(HBĐT) - Cây mắc ca được trồng thử nghiệm tại tỉnh từ năm 2003, đến nay, toàn tỉnh đã trồng trên 216 ha, trong đó 14,8 ha ở giai đoạn kinh doanh, trên 201 ha trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, phân bố tại các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Lạc Sơn. Để cây mắc ca có thể trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao vẫn còn là một thách thức đối với cả người sản xuất, doanh nghiệp và chính quyền các địa phương trong tỉnh.


Hạt mắc ca có giá trị cao trên thị trường thế giới, được kỳ vọng giúp nhiều nông dân trong tỉnh nâng cao thu nhập trong tương lai. Ảnh chụp tại Hội thảo khoa học đánh giá thực trạng và khả năng phát triển cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích cây mắc ca gần 160 ha, là địa phương trồng mắc ca được đánh giá tốt nhất ở thời điểm này. Trên diện tích mắc ca được trồng tại khu nghỉ dưỡng Đồng Tâm, thôn Đại Đồng, xã Đồng Tâm của Tập đoàn TH (TH True milk), cây sinh trưởng tốt, cho quả được 2 năm, chất lượng quả năm sau tốt hơn năm trước. Ông Lê Quang Anh, Trưởng Ban điều hành dự án TH tại Hòa Bình cho biết: Các chuyên gia của Tập đoàn TH đã kiểm nghiệm hạt mắc ca trồng tại Đồng Tâm, kết quả cho thấy các chỉ tiêu của hạt đều đạt chất lượng cao. Qua đó, Tập đoàn thấy rằng việc phát triển và nhân rộng cây mắc ca tại tỉnh là một trong những hướng đi chiến lược trong thời gian tới. Tập đoàn đã khảo sát và đề xuất với tỉnh các dự án đầu tư phát triển cây mắc ca tại một số xã của huyện Lạc Sơn lồng ghép với phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

10 ha mắc ca trồng tại xóm Đồng Huống, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) cũng được các chuyên gia đánh giá là cây sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tuy nhiên, do tác động của thời tiết, khí hậu nên sản lượng thu hoạch không ổn định. Sau 9 năm trồng, năng suất trung bình đạt 3 - 4 kg/cây/năm, tương đương 750 - 800 kg hạt/ha trồng thuần. Với giá bán trung bình 80.000 đồng/kg thì doanh thu chỉ đạt khoảng trên 60 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập rất thấp so với chi phí đầu tư, nếu chỉ đạt mức này, người sản xuất rất khó có khả năng kéo lại mức đầu tư ban đầu.

Từ năm 2015, Công ty CP đầu tư phát triển Sơn Thịnh đầu tư trồng 29 ha mắc ca theo đề án trồng mắc ca kết hợp du lịch sinh thái vùng hồ sông Đà thuộc xã Thung Nai (Cao Phong). Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ cây còn sống rất thấp do cây trồng không được đầu tư chăm sóc trong thời gian dài. Những cây còn sống bị cây rừng che lấp, phát triển kém nên không đánh giá được sinh trưởng, phát triển và năng suất.

Sau nhiều đợt khảo sát, tổ công tác về khảo sát, đánh giá khả năng phát triển cây mắc ca thuộc UBND tỉnh đánh giá: Cây mắc ca có khả năng chống chịu khá tốt với các đối tượng sâu bệnh hiện có tại các địa phương. Hiện, diện tích cây mắc ca trồng mới toàn tỉnh trên 201 ha đều sinh trưởng khá, có những diện tích đã ra quả bói. Có thể thấy rõ, nếu ở những vườn có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, vị trí có độ cao so với mực nước biển lớn, mức đầu tư đầy đủ, đảm bảo nước tưới thì cây sinh trưởng rất tốt. Ở những vườn trồng lâu năm chưa đánh giá được đúng năng suất do cây không ổn định, hàng năm ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả rất thấp, vì vậy cần có thêm các giải pháp kỹ thuật tác động nhằm tâng tỷ lệ đậu quả. Ngoài ra, để thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác cần mức đầu tư cao cho giai đoạn kiến thiết cơ bản nên các doanh nghiệp, hộ sản xuất cần cân nhắc kỹ.

Để đảm bảo cây mắc ca tại tỉnh phát triển theo quy hoạch, đúng định hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tỉnh đã đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp, đề xuất Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân trong giai đoạn đầu trồng cây, cơ chế về thuế, công nghệ, vốn cho các doanh nghiệp, hộ dân trồng mắc ca... Bên cạnh đó, yêu cầu Công ty CP du lịch Đồng Tâm - Tập đoàn TH, HTX Liên Việt Cao Phong phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện theo dõi, đánh giá diện tích cây mắc ca mới trồng từ năm 2018 đến nay. UBND các huyện có dự án trồng mắc ca phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng trồng tự phát; chủ động, linh hoạt trong vận dụng chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân tham gia liên kết; tăng cường tập huấn kỹ thuật canh tác cây mắc ca cho người dân...

Thu Hằng


Các tin khác


Thu ngân sách địa phương ước thực hiện đạt trên 7.708 tỷ đồng

(HBĐT) - Song song với triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng số thu ngân sách Nhà nước, từ đầu năm đến nay, nhiệm vụ thu ngân sách địa phương cũng được đẩy mạnh.

Những người lính cựu tiên phong làm kinh tế ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lạc Sơn hiện có 25 cơ sở Hội (có 1 Hội khối 487), 255 chi hội với trên 8.000 hội viên. Phần lớn CCB hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội trở về địa phương hoàn cảnh gia đình đều khó khăn, ít người có lương, thiếu vốn sản xuất, thiếu việc làm, không có nghề nghiệp, sức khỏe yếu, bệnh tật, vết thương tái phát.

Huyện Lương Sơn: Tìm giải pháp tiêu thụ nông sản cho nông dân

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 nên việc lưu thông, tiêu thụ nông sản (TTNS) bị hạn chế. Huyện đang nỗ lực tìm giải pháp tiêu thụ một số nông sản như nhãn, lợn hơi cho nông dân.

Thiết lập “vùng xanh” cho sản xuất

Hoạt động sản xuất của nhiều nhà máy đã bị gián đoạn do dịch Covid-19, nguy cơ mất đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng với doanh nghiệp (DN) đã cận kề. Chính vì vậy, cộng đồng DN khẩn thiết kiến nghị Chính phủ chỉ đạo, ưu tiên đẩy nhanh tiêm vaccine cho lực lượng lao động (NLĐ) tại các nhà máy, khu công nghiệp, thiết lập các "vùng xanh sản xuất”, tạo điều kiện cho DN duy trì hoạt động thông suốt, an toàn và tiếp tục trụ vững qua khó khăn trước mắt.

Ưu tiên tạo ''luồng xanh'' để đẩy nhanh lưu thông, tăng cung ứng thực phẩm

Ưu tiên tạo "luồng xanh” để đảm bảo cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa được lưu thông thuận lợi; kết nối cung - cầu, tiêu thụ hàng hóa do hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi cung ứng, nhất là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho các địa phương thực hiện giãn cách xã hội vẫn là những giải pháp đang được các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện.

Huyện Lương Sơn chú trọng công tác quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị

(HBĐT) - Xác định công tác quy hoạch luôn đi trước trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị, trong những năm qua, công tác quy hoạch, phát triển đô thị trên địa bàn huyện Lương Sơn luôn được các cấp,  ngành và Nhân dân quan tâm, nhất là sau khi thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV năm 2019. Kết cấu hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư xây dựng cùng với việc phát triển hạ tầng xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng và nhà ở đã góp phần mang lại diện mạo khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu đời sống tốt hơn cho Nhân dân trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục