(HBĐT) - Huyện Yên Thủy đang tích cực thực hiện chủ trương sắp xếp, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo lộ trình, kế hoạch, chỉ đạo của UBND tỉnh.

 


Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Thủy nằm trong phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Trung tâm Dạy nghề huyện Yên Thủy tại xóm Yên Hòa, thị trấn Hàng Trạm là công trình không hiệu quả, được một số báo chí phản ánh. Qua tìm hiểu, trung tâm nằm trong phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của UBND huyện Yên Thủy đã được tỉnh phê duyệt theo phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Huyện Yên Thủy tăng cường quản lý, triển khai phương án xử lý tài sản nhà đất trên địa bàn thuộc phạm  vi quản lý. Theo đánh giá tiến độ triển khai bảo đảm yêu cầu và các quy định của pháp luật. Đến nay, UBND huyện đã hoàn thành phương án sắp xếp được phê duyệt tại Quyết định số 1750/QĐ-UBND, ngày 19/8/2019. Theo đó, đã bán thành công 6 cơ sở nhà, đất (năm 2019, 2020 bán 4  cơ sở; 6 tháng đầu năm nay bán 2 cơ sở), số tiền thu được 33,9 tỷ đồng. Trụ sở xã dôi dư sau sáp nhập 3 cơ sở đang xây dựng phương án bán, 7 cơ sở thuộc UBND huyện quản lý tiếp tục xây dựng phương án bán do dôi dư không có nhu cầu sử dụng.

Thời gian qua, UBND huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính thống kê, rà soát các cơ sở nhà đất, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phê duyệt bảo đảm tiến độ để triển khai. Theo Quyết định số 1750/QĐ-UBND, ngày 19/8/2019 của UBND tỉnh về phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc UBND huyện Yên Thủy quản lý, sử dụng, huyện có 170 cơ sở đất với tổng diện tích 554.7749,27 m2; 397 ngôi nhà với diện tích 92.427,7 m2. 

Trên cơ sở đề xuất phương án sắp xếp, xử lý tài sản nhà, đất trên địa bàn, UBND huyện đã phối hợp Sở Tài chính và các thành viên Ban Chỉ đạo 167 của tỉnh kiểm tra, rà soát để việc sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà, đất phù hợp thực tế địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Nhà nước, tránh gây lãng phí tài sản công; đề xuất UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Ngày 30/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1606/QĐ-UBND về việc phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà, đất của UBND huyện Yên Thủy quản lý, sử dụng. Theo phương án này thực hiện điều chỉnh phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc UBND huyện quản lý, sử dụng tại Quyết định số 1750/QĐ-UBND, ngày 19/8/2019. Theo đó, điều chỉnh từ phương án giữ lại tiếp tục sử dụng sang phương án điều chuyển 17 cơ sở đất, 19 ngôi nhà; điều chỉnh từ phương án giữ lại tiếp tục sử dụng sang phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng 6 cơ sở đất, 17 ngôi nhà; bổ sung phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản nhà, đất thuộc UBND huyện Yên Thủy quản lý, sử dụng đối với cơ sở nhà, đất mới tiếp nhận, cụ thể: Giữ lại tiếp tục sử dụng 2 cơ sở đất, 8 ngôi nhà; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 1 cơ sở, 2 ngôi nhà. 

Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Quản lý giá và Công sản (Sở Tài chính) Nguyễn Thị Huệ cho biết: Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã  chỉ đạo các sở, ngành chức năng, các địa phương khẩn trương thực hiện rà soát, xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc bảo đảm tài sản sau khi sáp nhập được trông coi, bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích; xử lý đúng quy định. Huyện Yên Thủy là một trong những địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện chỉ đạo của tỉnh về xử lý tài sản nhà, đất, triển khai phương án bảo đảm tiến độ, đáp ứng  yêu cầu. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai phương án, không chỉ đối với huyện Yên Thủy, một số địa phương và các đơn vị liên quan cần tăng cường quản lý tài sản Nhà nước, có trách nhiệm bảo quản tài sản theo nguyên trạng, bố trí bảo vệ, trông coi cho đến khi thực hiện xong phương án xử lý, tài sản được bàn giao cho đơn vị mới tiếp nhận quản lý, sử dụng. Tránh tình trạng tài sản để không sử dụng, hư hỏng, xuống cấp, thất thoát lãng phí tài sản công…


Liên quan đến vấn đề này, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và ngành Tài chính cần triển khai thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó có việc rà soát lại tài sản Nhà nước không còn nhu cầu sử dụng, tài sản quỹ đất do huyện, xã quản lý (bao gồm cả tài sản, quỹ đất do giải thể, sáp nhập, chuyển địa điểm, sắp xếp lại trụ sở làm việc)... để thu hồi tạo quỹ đất sạch đấu giá thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch, tạo nguồn thu cho NSNN, không để lãng phí đất.





 P.V

Các tin khác


Còn khó khăn trong thu ngân sách từ tiền sử dụng đất

(HBĐT) - Thu từ tiền sử dụng đất (SDĐ) được xác định là nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh. Đây cũng là nguồn lực tài chính quan trọng để tăng nguồn chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Trong những năm qua, nguồn thu ngân sách từ SDĐ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh.

Phối hợp thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Thời gian qua, Liên minh HTX tỉnh đã ký chương trình phối hợp với một số sở, ngành: Sở NN&PTNT, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn… Qua đó, tạo động lực thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể (KTTT), góp phần giảm nghèo tại địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).

Nhanh chóng đưa gói an sinh xã hội đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp gây thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế. Việc thực hiện các biện pháp chống dịch quyết liệt là tất yếu trong bối cảnh dịch bệnh lây lan ngày càng nhanh, với nhiều chủng mới nguy hiểm, khó lường hơn. Trong suốt 2 năm qua, dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phá sản, lâm vào cảnh nợ nần, nhiều lao động mất việc làm. Dịch bệnh cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội. Thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch (PCD), bảo vệ sức khoẻ Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KT - XH trong trạng thái bình thường mới – đó là mục tiêu xuyên suốt mà Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện. 




Xã Khoan Dụ - vùng quê trù phú

(HBĐT) - Từ một xã thuần nông còn nhiều khó khăn, với sự chỉ đạo sáng suốt của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự đồng thuận của người dân, tháng 9/2019, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã cán đích NTM với 19/19 tiêu chí. Con đường bê tông chạy dọc quanh thôn, mái nhà tôn đỏ san sát, vườn cây sum suê kết trái, nhà văn hóa khang trang tô điểm vẻ đẹp vùng quê trù phú.

Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Tiến: Thi đua giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) -Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có 326 hội viên, sinh hoạt tại 8 chi hội. Thực hiện phong trào thi đua "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016 - 2021, cán bộ, hội viên CCB đã phát huy năng lực, sở trường, tinh thần đoàn kết để cùng nhau vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Theo thống kê, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 28 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,6%, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 44,6%.

Hộ kinh doanh được hỗ trợ 3 triệu đồng do ảnh hưởng dịch Covid-19

(HBĐT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngày 7/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định cụ thể việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có đối tượng là hộ kinh doanh (HKD).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục