(HBĐT) - Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội, trong đó, ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền; sự chủ động tham mưu các giải pháp phù hợp của ngành chức năng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy SX-KD và nhất là tinh thần vượt khó, thích ứng với tình hình mới của các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất đã giúp ngành công nghiệp của tỉnh có sự chuyển động tích cực, đóng vai trò là động lực quan trọng trong phát triển KT - XH của tỉnh.



Đi vào sản xuất từ tháng 2/2020, hiện Công ty CP ANTONA (Khu công nghiệp Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 60 lao động với thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Theo đánh giá của đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, với lợi thế diện tích đất đai, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi và thế mạnh về công nghiệp chế biến, may mặc, khai thác vật liệu xây dựng, đặc biệt là dự án của DN có vốn đầu tư nước ngoài ở các khu công nghiệp (KCN) đầu tư vào một số lĩnh vực lớn như lắp ráp điện tử, két cấu thép... đã trở thành thế mạnh của tỉnh. Thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp (K, CCN) cũng có tín hiệu tích cực, nhiều nhà đầu tư đã vào tìm hiểu, khảo sát. Nhà đầu tư thứ cấp đã bắt đầu đầu tư vào các K, CCN đã được quy hoạch.

Đến nay, toàn tỉnh có trên 350 dự án sản xuất công nghiệp, trong đó trên 60% dự án đã đi vào SX-KD. Riêng trong các KCN có hơn 100 dự án, trong đó, 60 dự án đã hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động. Tỉnh tập trung thu hút, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, hỗ trợ, công nghiệp vật liệu xây dựng; chú trọng đảm bảo môi trường sinh thái, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu trên địa bàn. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản và các ngành công nghiệp có lợi thế về thị trường, lao động là điện tử, may mặc, lắp ráp cơ khí, sản phẩm bia, rượu, nước giải khát, dược phẩm... Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp từ hình thức gia công, từng bước chuyển sản xuất thành phẩm xuất khẩu trực tiếp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành và sản phẩm.

Đồng thời, các địa phương thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và kinh tế nông thôn, chuyển mạnh sang sản xuất các loại sản phẩm là thế mạnh của địa phương; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến; khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Quan tâm rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất công nghiệp theo hướng: Phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng địa phương, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ; hình thành vùng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường và công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả bền vững. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, hoạt động khuyến công được quan tâm cũng là nguồn lực quan trọng cho công nghiệp, nhất là các cơ sở công nghiệp nông thôn của tỉnh. Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn khuyến công hỗ trợ được 31 đề án với tổng kinh phí 30,523 tỷ đồng. Qua đó đã tập trung hỗ trợ mua máy móc thiết bị trong sản xuất CN-TTCN, xây dựng trang tin khuyến công địa phương; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ; mô hình trình diễn kỹ thuật… Thông qua các chương trình, hoạt động khuyến công đã góp phần thúc đẩy sản xuất CN-TTCN và khơi dậy tiềm năng phát triển một số ngành nghề có lợi thế của tỉnh.

Từ những định hướng, hướng đi phù hợp và các cơ chế, chính sách triển khai kịp thời đã giúp sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng bình quân hằng năm tăng 7,33%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 13,52%/năm; chỉ  số sản xuất công nghiệp bình quân tăng 10,5%/năm. Cơ cấu trong nội ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, song ngành công nghiệp vẫn đạt những kết quả ấn tượng. Theo đó, năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 43.007 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019; chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 25,89% so với cùng kỳ năm trước; giá trị sản xuất ước đạt 22.344,6 tỷ đồng, tăng 24,29% so với cùng kỳ.

Kết quả phát triển ngành công nghiệp thời gian qua là nền tảng, động lực quan trọng để sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Thu Hiền

Các tin khác


PC Hòa Bình: Chủ động phương án để cấp điện ổn định dịp Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã lập phương án, triển khai thực hiện các giải pháp để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, cung cấp điện ổn định phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, giải trí của Nhân dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Tháng 8, thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 350 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp, ngành chức năng đã tích cực triển khai các giải pháp tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 31/5/2021 của BTV Tỉnh ủy và thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND, ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh về hoạt động của Ban Chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách của tỉnh năm 2021, nhằm đảm bảo thu NSNN trên địa bàn đúng kế hoạch đề ra.  

Đảng bộ xã Thu Phong:  Lãnh đạo Nhân dân phát triển kinh tế

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với việc triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng, Đảng bộ xã Thu Phong (Cao Phong) chú trọng lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Thành phố Hòa Bình: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong mọi tình huống

(HBĐT) - Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, vấn đề lương thực, thực phẩm luôn được người dân quan tâm. Vì vậy, UBND TP Hòa Bình đã chủ động phối hợp các ngành chức năng xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân trong mọi tình huống.

Một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội nổi bật 6 tháng đầu năm 2021

(HBĐT) - Sáu tháng đầu năm 2021, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, song các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp thực hiện "mục tiêu kép” theo sự chỉ đạo của T.Ư. Nhờ đó, phát triển KT-XH của tỉnh đã đạt những kết quả tích cực.

Trồng lúa cải tiến - lợi cho môi trường, tiết kiệm cho nông dân

(HBĐT) - Để giúp người dân nâng cao thu nhập và đưa sản xuất giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), vụ xuân năm 2021, được sự hỗ trợ của T.Ư Hội Nông dân (HND) Việt Nam và Tổ chức ủng hộ các giải pháp khu vực vì cộng đồng và hệ sinh thái (BRACE), HND tỉnh tiếp nhận triển khai thí điểm dự án "Tuyên truyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường” (Dự án SRI). Qua thực tế kết quả triển khai mô hình thí điểm cho thấy, xu hướng canh tác này khá phù hợp với tình hình thực tế tại các địa phương, bước đầu đem lại lợi ích cho các hộ hội viên nông dân (HVND).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục