(HBĐT) - Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng đến nay, các thôn, bản trên địa bàn tỉnh đều có ánh sáng điện để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Điện đi trước một bước đã tạo động lực cho người dân vượt khó, mở mang tri thức và soi sáng cho hành trình vượt lên đói nghèo để xây dựng nông thôn mới.


Hạ tầng lưới điện ở các vùng nông thôn được quan tâm đầu tư, cải tạo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Ảnh chụp tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Nỗ lực phủ lưới điện quốc gia

Khoảng 5 năm về trước, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều khó khăn. Vẫn còn những bản làng, khu dân cư "đói” ánh điện quốc gia, hay nhiều vùng nông thôn phải chịu cảnh "điện đom đóm” vì phải tự kéo đường dây điện cách xa cả cây số. Thực trạng điện yếu xảy ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, trong đó khó khăn nhất là một số xã vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện: Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Đà Bắc. Như ở mảnh đất nổi tiếng với chiến công dùng vò rượu cần đánh giặc Yên Lương, Phú Lẫm ngày nào - nay là xã Quyết Thắng (Lạc Sơn), suốt hàng chục năm người dân mong mỏi được đầu tư thêm hạ tầng lưới điện để xóa điện tự kéo. Những đường dây điện chằng chịt đượt vắt trên những bờ rào hay cột điện bằng tre chạy liêu xiêu qua những cánh đồng trở thành hình ảnh điển hình cho sự khó khăn của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Sau nhiều năm mong mỏi, đến nay, hạ tầng lưới điện ở xã Quyết Thắng đã được cải thiện nhiều với việc được đầu tư thêm trạm biến áp (TBA) và đường dây 0,4 kV.

Những năm trước, mặc dù ở gần thị trấn nhưng hạ tầng lưới điện xã Tú Lý (Đà Bắc) vẫn còn nhiều khó khăn. Nhiều đường dây 0,4 kV được đầu tư đã lâu chưa được cải tạo, nâng cấp nên xập xệ, điện chập chờn không đáp ứng nhu cầu của người dân. Còn nay, khi về Tú Lý, cùng với những con đường làng sạch đẹp, đậm chất của vùng quê đã về đích nông thôn mới thì hạ tầng lưới điện cũng có nhiều khởi sắc. Một số đường dây 0,4 kV xuống cấp được thay thế bằng đường dây trung thế chắc chắn. Ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng chia sẻ: "Trước đây, đường dây điện xuống cấp, đường dây thấp nên gây nhiều khó khăn đối với đời sống của bà con. Hiện, đường dây mới được xây dựng cao, chắc chắn vừa đẹp về cảnh quan, lại đảm bảo đủ điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân”.

Chú trọng cải tạo lưới điện vùng khó khăn

Đồng chí Lương Văn Phương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Đến nay, 100% người dân trên địa bàn tỉnh đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Xác định công tác đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện là động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH, Công ty Điện lực Hòa Bình đã nỗ lực huy động nguồn lực, đầu tư hạ tầng lưới điện. Tuy nhiên, để đầu tư đồng bộ cần nguồn lực rất lớn nên những năm qua, công ty tập trung đầu tư đường dây trung thế, hạ tầng lưới điện phục vụ các khu công nghiệp, vùng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Cùng với đó, mỗi năm công ty tiến hành cải tạo, nâng cấp lưới điện nông thôn, nhất là khu vực đường dây đã cũ nát, xuống cấp. Đến nay đã cơ bản đầu tư hoàn thiện đường dây trung thế nên thời gian tới, ngành điện tập trung các dự án, công trình chống quá tải ở khu vực nông thôn.

Trong năm 2021, các đơn vị Điện lực đã thực hiện cấy mới các TBA chống quá tải đường dây, nâng cao chất lượng cung ứng điện, với 77 TBA trên toàn tỉnh. Trong năm 2022, dự kiến sẽ có thêm trên 100 TBA được cấy mới ở các khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. "Từ năm 2016 đến nay, đã có gần 500 TBA được cấy mới ở các khu vực có bán kính cấp điện lớn, đường dây điện xuống cấp, giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của Nhân dân, giảm tổn thất điện năng ở đường dây hạ thế còn dưới 9%. Cùng với đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn, công ty dự kiến sẽ xây dựng 2 trạm 110 kV ở huyện Kim Bôi và Tân Lạc. Đây là những địa phương có nhiều đường dây đã cũ không đảm bảo chất lượng điện năng” - đồng chí Lương Văn Phương cho biết thêm.

Mặc dù hạ tầng lưới điện vẫn còn những khó khăn nhưng những năm trở lại đây, nhiều vùng quê trên địa bàn tỉnh đã có sự khởi sắc nhất định khi được đầu tư, cải tạo lưới điện đảm bảo. Với kế hoạch thời gian tới chú trọng các dự án chống quá tải cho lưới điện nông thôn của ngành điện sẽ là tiền đề để nhiều vùng đất khó có cơ hội vượt lên đói nghèo, xây dựng NTM.


Viết Đào


Các tin khác


Ngành nông nghiệp khẳng định vai trò trụ đỡ kinh tế trước đại dịch

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, dịch tả lợn châu Phi vẫn xảy ra tại một số xã. Dông lốc, mưa lớn cục bộ gây ra thiệt hại tại các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi. Trước thách thức kép là thiên tai và dịch bệnh nhưng ngành nông nghiệp đã chủ động, sáng tạo tìm hướng thích nghi, thúc đẩy sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Diện mạo năng động, hiện đại của thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - TP Hòa Bình là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa của tỉnh, từ một thị xã yên bình của núi rừng Tây Bắc, đến nay đã có nhiều bứt phá rõ nét, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong những năm qua đã góp phần giúp thành phố tiếp tục chuyển mình, ngày càng khẳng định lợi thế, tiềm năng và giá trị của một đô thị mới đang trên đà phát triển.

Kho bạc Nhà nước Lương Sơn: Nâng cao hiệu quả kiểm soát thủ tục hành chính

(HBĐT) - Thời gian quan, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đơn vị trong thực thi công vụ, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Lương Sơn đã tăng cường công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) nhằm rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian, chi phí thực hiện TTHC.

PC Hòa Bình: Chủ động phương án để cấp điện ổn định dịp Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã lập phương án, triển khai thực hiện các giải pháp để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện, cung cấp điện ổn định phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa, giải trí của Nhân dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Tháng 8, thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 350 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp, ngành chức năng đã tích cực triển khai các giải pháp tạo nguồn thu và tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 31/5/2021 của BTV Tỉnh ủy và thực hiện Kế hoạch số 99/KH-UBND, ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh về hoạt động của Ban Chỉ đạo đôn đốc thu nộp ngân sách của tỉnh năm 2021, nhằm đảm bảo thu NSNN trên địa bàn đúng kế hoạch đề ra.  

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục