(HBĐT) - Đến thời điểm này, huyện Lạc Thủy có 4 sản phẩm chủ lực được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp văn bằng bảo hộ. Trong đó, có 1 nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy”; 3 nhãn hiệu chứng nhận (NHCN), gồm "Na Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy” và "Gà Lạc Thủy”. Việc sử dụng nhãn hiệu bảo hộ góp phần xác định thương hiệu, cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng tầm giá trị nông sản. Đa số các sản phẩm sau khi bảo hộ, giá bán tăng, thị trường mở rộng, thuận lợi trong việc đàm phán, tiếp thị, cung ứng cho các siêu thị, trung tâm thương mại.


Người dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đầu tư xây dựng chuồng trại để chăn nuôi dê theo hướng hàng hóa. 

Tháng 3/2019, Cục Sở hữu   trí tuệ cấp NHCN "Gà Lạc Thủy”. Ngay sau khi được bảo hộ thành công NHCN "Gà   Lạc Thủy” huyện giao Phòng NN&PTNT huyện quản lý. Để khai thác, phát huy giá trị của NHCN, UBND huyện ban hành quy chế quản lý, sử dụng NHCN "Gà Lạc Thủy”. Trong năm 2019, có 30 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh gà Lạc Thủy được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu. Sự chặt chẽ trong quản lý NHCN "Gà Lạc Thủy” giúp đặc sản gà  Lạc Thủy tạo được  niềm tin đối với người tiêu dùng trong và   ngoài tỉnh. 

Hiện, trên địa bàn huyện có một số HTX chăn nuôi gà hiệu quả. Điển hình là HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy tại thôn An Sơn, xã An Bình. Tổng đàn gà của HTX là 20.000 con (gà đẻ 12.000 con, gà thịt 8.000 con). Năm 2020, doanh thu của HTX đạt 6 tỷ đồng. Năm 2019, sản phẩm gà của HTX đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. HTX ký hợp đồng tiêu thụ với một số siêu thị lớn như Lotte Mart, BigC và một số cửa hàng nông sản sạch tại các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hà Giang, Hà Nội…

Thương hiệu gà Lạc Thủy tiếp tục được khẳng định trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trong tháng 7 - 8 vừa qua, gà Lạc Thủy vẫn tiêu thụ tốt. Giá bán trung bình 100.000 đồng/kg, trứng ấp 8.000 đồng/quả, gà con 1 ngày tuổi 16.000 đồng/con. Theo tính toán, mặc dù giá cám chăn nuôi tăng nhưng với giá bán như trên, trung bình một gia trại nuôi khoảng 4.000 con sẽ lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa. 

Nhằm quản lý, sử dụng và phát triển NHCN "Dê Lạc Thủy”, "Na Lạc Thủy” theo đúng quy định, từng bước trở thành thương hiệu mạnh, uy tín trên thị trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm dê và na có nguồn gốc tại huyện Lạc Thủy. Vừa qua, Phòng NN&PTNT huyện đã tổ chức tập huấn phổ biến quy chế quản lý và sử dụng NHCN "Dê Lạc Thủy”, "Na Lạc Thủy” cho 60 hộ dân tại các xã, thị trấn.

Ông Nguyễn Bá Dũng, thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm chia sẻ: Qua hướng dẫn của cán bộ Phòng NN& PTNT huyện, tôi hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng NHCN "Na Lạc Thủy”; điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng; quy trình cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu; nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng; quyền, lợi ích và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu... Đặc biệt, để phát triển thương hiệu na Lạc Thủy, các hộ trồng na cần tuân thủ quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có thương hiệu.

Song song với hoạt động tập huấn quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu nông sản, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị quản lý nhãn hiệu phối hợp các xã, thị trấn rà soát, hướng dẫn người sản xuất đủ điều kiện sử dụng nhãn hiệu. Hướng dẫn đơn vị, tổ chức, HTX, hộ gia đình sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ trên bao bì sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP của huyện. Đẩy mạnh hỗ trợ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Lồng ghép các chương trình, dự án để xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Đa dạng hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản được cấp văn bằng bảo hộ. Tăng cường kiểm soát việc quản lý nhãn hiệu đối với các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng; kiểm soát việc thực hiện quy trình kỹ thuật về sản xuất; xử lý nghiêm hành vi xâm phạm quyền, hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.  


Thu Thủy


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục