(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang là hướng đi được huyện Lạc Thủy triển khai thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả cao.


Công nhân Công ty CP đầu tư nông nghiệp công nghệ cao Trường Thịnh, xã Thống Nhất (Lạc Thủy) chăm sóc dưa lưới.

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của Công ty CP đầu tư nông nghiệp CNC Trường Thịnh tại xã Thống Nhất là một trong những mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đầu tư vào địa bàn huyện Lạc Thủy, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế với năng suất, chất lượng vượt trội so với sản xuất nông nghiệp thông thường. Với diện tích 34 ha, công ty xây dựng 5 nhà màng CNC, mỗi nhà màng có diện tích 2.000 m2, chuyên trồng dưa lưới Ichiba xanh của Nhật Bản. Toàn bộ nhà màng vận hành tự động thông qua tủ điều khiển trung tâm và ứng dụng nhiều kỹ thuật chăm sóc hiện đại như: Sử dụng bạt trải sàn màu trắng để phản xạ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt hơn; sử dụng máng cách ly, khay thu hồi nước hạn chế nấm, bệnh phát triển trong vườn; công nghệ tưới nhỏ giọt có bù áp giúp cây phát triển đồng đều, hệ thống quạt giúp điều chỉnh nhiệt độ duy trì ở mức 37°C… Sau 1 năm triển khai, mô hình cho hiệu quả kinh tế vượt trội, chất lượng sản phẩm đồng đều, đảm bảo vệ sinh ATTP. Anh Nguyễn Văn Quang, Công ty CP đầu tư nông nghiệp CNC Trường Thịnh cho biết: Để sản xuất dưa theo chương trình GlobalGAP, đơn vị kiểm soát nghiêm ngặt từ đầu vào như: Nước, giá thể, hạt giống, phân bón và các khâu trong quy trình kỹ thuật. Công nhân làm việc tại đây được đào tạo bài bản và có chứng chỉ về vệ sinh ATTP. Sản phẩm dưa lưới Ichiba có chất lượng tốt. Trên mỗi quả dưa trước khi thu hoạch, cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng, độ ngọt, sau đó dán tem truy xuất nguồn gốc với mã QRcode. Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc, dừng bón phân trước giai đoạn thu hoạch 7 ngày để không còn dư lượng phân bón trong sản phẩm, đưa sản phẩm an toàn nhất đến người tiêu dùng. Hiện tại, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, tại các cửa hàng hoa quả sạch, cửa hàng hoa quả nhập khẩu và hệ thống siêu thị.

Trong các nhà màng được bố trí hệ thống tưới phun tự động, hệ thống quạt đối lưu không khí, hệ thống phun sương trong nhà, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm…, tất cả được đấu nối với bộ điều khiển trung tâm, nhận những thông số từ bộ cảm biến được lập trình sẵn để tự động điều chỉnh nước tưới, bón phân, thông gió, phun sương theo yêu cầu của từng loại cây trồng trong bộ nhớ lập trình, đảm bảo môi trường đầu tư lý tưởng cũng như chất dinh dưỡng cho cây phát triển. Mỗi nhà màng có 4.600 gốc dưa, thời gian sinh trưởng 1 lứa 75 ngày, trọng lượng quả bình quân 1,5 - 2 kg, tổng năng suất đạt 7 - 9 tấn dưa, giá bán thị trường 75 nghìn đồng/kg. Sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc, có khả năng xuất khẩu trong tương lai. Lợi nhuận hàng năm mô hình đem lại gần 400 triệu đồng. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Chủ trương của huyện khuyến khích các doanh nghiệp vào sản xuất trên địa bàn. Ngoài Công ty CP đầu tư nông nghiệp CNC Trường Thịnh còn có Công ty CP Hòa Bình Gap cũng đầu tư vào 1 ha nhà kính sản xuất dưa kim Hoàng Hậu và dưa lưới. Các lĩnh vực khác cũng tích cực chuyển giao KHKT, nâng cao nhận thức cho người dân, các gia trại, trang trại sản xuất theo hướng hữu cơ để đảm bảo ATTP, mang lại giá trị kinh tế cao.

Những năm qua, huyện tập trung phát triển lĩnh vực nông nghiệp, ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển, cùng với đó chuyển đổi các HTX theo luật, dồn điền, đổi thửa, đẩy mạnh ứng dụng KHKT vào sản xuất, xây dựng các mô hình liên doanh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh tuyên truyền người dân sản xuất sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đảm bảo vệ sinh ATTP, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp bền vững.


Đỗ Hà


Các tin khác


Linh hoạt trong chăn nuôi để vượt qua khó khăn

(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và thú y, từ đầu năm đến nay, tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì. Tổng đàn trâu có 115,7 nghìn con, bò gần 86,6 nghìn con, lợn gần 459,5 nghìn con, đàn gia cầm 7,91 triệu con.

Trăn trở Đầm Rừng

(HBĐT) - Xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có tổng diện tích tự nhiên 115 ha, là nơi cư trú của 265 hộ với trên 1.130 nhân khẩu. Một phần diện tích nằm dọc theo đường 12B, vì thế xóm có khoảng 50 hộ sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Còn lại phần đa các hộ sống dựa vào nông nghiệp. Bởi xóm có địa bàn khá đặc biệt (nửa xóm, nửa phố) nên người dân Đầm Rừng khá năng động.

Tăng tốc giải ngân hơn 70 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, vừa góp phần kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao đời sống người lao động.

Tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa

(HBĐT) - Ngày 7/9, Sở GTVT có Thông báo số 2744/TB-SGTVT về việc hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian phòng chống dịch (PCD) Covid-19.

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả sản xuất vụ đông năm 2020 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2021 các tỉnh miền núi phía Bắc. Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị, cùng dự có lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Điện lực Kim Bôi: Đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Để chủ động xử lý nhanh, kịp thời các sự cố có thể xảy ra trên lưới điện trong mùa mưa bão năm 2021, Điện lực Kim Bôi đã, đang triển khai nhiều giải pháp, phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục