(HBĐT) - Tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp cụ thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS), hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu thế hội nhập, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ để tạo lập nền tảng cho những bước phát triển mới của Chính phủ điện tử, hướng tới nền quản trị quốc gia, quản trị xã hội thông minh, nền hành chính hiện đại.




Ngân hàng BIDV chi nhánh Phương Lâm (TP Hòa Bình) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ. 

Hiệu quả thiết thực

Việc ứng dụng CNTT đang mang lại hiệu quả thiết thực, tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực đời sống, xã hội, sinh hoạt, sản xuất của người dân. Hiệu quả cải cách hành chính được nâng lên rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN) và người dân được tiếp cận các dịch vụ công (DVC). Các cuộc họp của cơ quan Đảng, chính quyền, tổ chức, cơ quan có thể thực hiện theo hình thức trực tuyến. Việc quán triệt, truyên truyền các chủ trương, nghị quyết, công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp đã được tổ chức trực tuyến. Cơ quan Đảng, chính quyền đã vận hành tốt phòng họp không giấy tờ. Từ tháng 8, các cuộc họp của BTV Tỉnh ủy được thực hiện theo hình thức "phòng họp không giấy", vừa tiết kiệm chi phí, rút ngắn thời gian chuẩn bị họp và họp, vừa góp phần quan trọng cải cách hành chính trong Đảng; đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Từ việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại các cơ quan, đơn vị. Đồng chí Bùi Đức Nam, Giám đốc Sở TT&TT cho biết: Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng CNTT trong phát triển chính quyền điện tử, CĐS của tỉnh bước đầu mang lại một số kết quả: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp gắn với việc sử dụng chữ ký số chuyên dùng; hộp thư điện tử công vụ; hệ thống một cửa điện tử đã được triển khai đồng bộ liên thông 4 cấp. Cổng DVC trực tuyến tỉnh đã được triển khai đồng bộ, kết nối với Cổng DVC quốc gia, Cổng hỗ trợ thanh toán trực tuyến quốc gia. Tính đến ngày 31/6/2021, Cổng DVC trực tuyến cung cấp 620 DVC mức độ 3 và 912 DVC mức độ 4, tích hợp cung cấp 534 DVC trực tuyến với Cổng DVC quốc gia đã góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, đảm bảo chính xác, kịp thời trong quá trình giải quyết TTHC phục vụ người dân, DN. Hệ thống hạ tầng thông tin được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại với 100% xã, phường, thị trấn có mạng lưới cáp quang và trạm phát sóng thông tin di động. Đường truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được triển khai từ tỉnh đến cấp huyện và đang triển khai đến cấp xã; đã đưa vào thí điểm Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Trung tâm Giám sát an toàn an ninh tập trung và cung cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết để thực hiện CĐS như: Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo đáp ứng yêu cầu mới; việc đầu tư hạ tầng CNTT nền tảng, triển khai các giải pháp tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin phục vụ phát triển chính quyền điện tử, CĐS còn chậm; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trình độ CNTT còn hạn chế; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành, khai thác có hiệu quả các hệ thống CNTT. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin còn bị động, chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, các ngành đang tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế, chính sách để thực hiện CĐS. 

 "Bắt tay” chuyển đổi số

Với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra với tốc độ nhanh, đã hình thành xu thế phát triển mới trong nhiều lĩnh vực. CĐS tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH, là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cấp, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân. Nhận thức sâu sắc được xu thế phát triển, mới đây, tỉnh đã bắt tay với Công ty CP FPT thực hiện CĐS trên các trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh để tạo sự phát triển nhanh, bền vững. Việc CĐS được xác định là nhiệm vụ quan trọng thực hiện các khâu đột phá chiến lược thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII là quy hoạch, cải cách hành chính; xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng thông tin và nguồn nhân lực. Đây cũng là sự hiện thực hóa các mục tiêu về CĐS theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

Chủ tịch HĐQT Công ty CP FPT Trương Gia Bình, đối tác thực hiện CĐS của tỉnh cho biết: Thực hiện CĐS bảo đảm cho người dân và DN khai thác được tiềm năng phát triển nông nghiệp; thay đổi phương thức lãnh đạo, điều hành, phát triển sản xuất, xây dựng đô thị thông minh, phát triển thương mại điện tử, tập trung với các dịch vụ du lịch và nông nghiệp, thanh toán điện tử, CĐS doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp DN và hộ gia đình bán sản phẩm, dịch vụ thông qua thương mại điện tử… nhằm tạo ra những giá trị mới dựa trên sự chuyển đổi toàn diện ở nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, góp phần phòng, chống dịch bệnh, xây dựng vùng xanh an toàn, sản xuất an toàn…

Hiện nay, tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với Công ty CP FPT thực hiện các bước CĐS hướng tới mục tiêu tạo đột phá trong chỉ đạo, điều hành, xây dựng chính quyền, đô thị thông minh, phát triển dịch vụ thương mại, điện tử, huy động DN các thành phần kinh tế tham gia quá trình CĐS.

Lê Chung

Các tin khác


Tiếp sức cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất

Chỉ còn 250 doanh nghiệp hoạt động cầm chừng trong tổng số 75.000 doanh nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp đã "kiệt sức” không thể khôi phục sản xuất nếu không được tiếp sức, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản

Sau hơn một tháng ra mắt, trang web kết nối cung - cầu (htx.cooplink.com.vn) của Tổ Công tác 970, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có hơn 1.400 đơn vị đăng ký và truy cập thường xuyên, kết nối tiêu thụ thành công khối lượng lớn hàng hóa mỗi ngày cho các tỉnh, thành phố phía nam.

Đưa cam Cao Phong lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn

(HBĐT) - Ngày 12/9, tại huyện Cao Phong, Bưu điện tỉnh tổ chức hội thảo tiêu thụ cam Cao Phong. Tham gia hội thảo có lãnh đạo UBND huyện Cao Phong và các hộ sản xuất, HTX kinh doanh cam trên địa bàn.

Phát triển bền vững thị trường bất động sản

(HBĐT) - Sau nhiều năm im ắng, thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn tỉnh bỗng sôi động trở lại trong đầu năm 2021. Thời gian này có đôi chút chững lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và sự vào cuộc của các cấp chính quyền nhằm ngăn đà tăng "nóng”, làm ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH bền vững. Mặc dù vậy, xét về lâu dài, thị trường BĐS của tỉnh được đánh giá khá tiềm năng, có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư (NĐT), tiến tới hình thành một thị trường BĐS bền vững.

Dấu ấn phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”

(HBĐT) - Phát huy ý chí tự lực, tự cường; lan tỏa truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh (CCB) giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016-2021” đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. Theo thống kê, toàn Hội CCB có trên 3.500 mô hình CCB làm kinh tế giỏi, tạo việc làm ổn định cho trên 10.000 lao động; 33.000 hộ CCB có mức sống khá, giàu, chiếm 66%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,4%.

Mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao ở huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao (CNC) trong sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) đang là hướng đi được huyện Lạc Thủy triển khai thực hiện, bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục