(HBĐT) - Trước kia, vốn chính sách đã giúp người dân xã Tân Lập (Lạc Sơn) từng bước vượt lên đói, nghèo. Còn nay, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế, là động lực quan trọng cho công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).


Nhờ vay vốn chính sách, gia đình anh Bùi Văn Đơn, xóm Trại Sào, xã Tân Lập (Lạc Sơn) đầu tư chăn nuôi bò đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Tân Lập là xã thuộc vùng Cộng hòa của huyện Lạc Sơn, nằm ở vị trí trung tâm, những năm qua, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Về Tân Lập có thể cảm nhận được diện mạo nông thôn ngày càng thay đổi, những con đường được cứng hóa, hai bên là những khóm hoa khoe sắc. Năm nay, xã phấn đấu về đích NTM. Đồng chí Bùi Thị Thủy, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 36,2 triệu đồng/năm, tăng 4 triệu đồng so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 10%. Kết quả đó có vai trò quan trọng của vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Nhờ được vay vốn chính sách, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từng ngày vượt lên khó khăn. Tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn hiện đạt 29,5 tỷ đồng, với gần 1.500 hộ còn dư nợ.

Trên địa bàn xã có nhiều hộ không chỉ vượt lên đói, nghèo mà còn trở nên khá giả nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách. Như gia đình anh Bùi Văn Đơn, xóm Trại Sào với mô hình chăn nuôi bò vỗ béo. Hơn 5 năm trước, gia đình anh Đơn được vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH. Anh Đơn dùng số vốn đó để mua 2 con bò giống. Sau 4 năm, bò sinh sản, phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Lúc này, anh Đơn và gia đình có ý tưởng mở rộng chuồng trại, mua thêm bò giống về nuôi vỗ béo. Ý tưởng trở thành hiện thực khi NHCSXH tiếp tục tạo điều kiện cho gia đình anh vay thêm 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) vùng khó khăn. Hiện, gia đình anh có đàn bò 10 con, được nuôi nhốt vỗ béo.

Anh Đơn chia sẻ: "Nhờ vốn chính sách gia đình tôi có điều kiện để đầu tư chăn nuôi bò. Đây là mô hình chăn nuôi phù hợp điều kiện ở địa phương, đem lại thu nhập ổn định hơn cho gia đình. Với mỗi con bò, sau khoảng 1,5 năm nuôi sẽ cho thu nhập từ 13 - 15 triệu đồng. Gia đình duy trì trồng 3.000 m2 cỏ voi và 800 m2 ngô. Trong thời gian tới, gia đình tiếp tục trồng thêm cỏ để tăng số lượng đàn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn”. Hiệu quả kinh tế cao từ chăn nuôi bò đem lại đã giúp gia đình anh Đơn thoát nghèo, dần vươn lên trở thành hộ khá giả.

Không chỉ là "đòn bẩy” cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, những năm gần đây, vốn chính sách đóng vai trò quan trọng trong xây dựng NTM ở xã Tân Lập. Theo đồng chí Bùi Thị Én, cán bộ chuyên trách NHCSXH xã Tân Lập: Hai năm trở lại đây, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) và cho vay hộ SXKD vùng khó khăn là hai chương trình có dư nợ tăng trưởng cao. Thông qua các chương trình cho vay này đã giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, nhiều hộ xây dựng được công trình nước sạch và vệ sinh đảm bảo. Điều này góp phần thiết thực vào thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM.

Theo lãnh đạo xã Tân Lập, thời gian qua, vốn chính sách đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân. Hiện, bà con vẫn có nhu cầu được tiếp cận các chương trình cho vay như NS&VSMTNT, cho vay hộ SXKD để đầu tư phát triển kinh tế. Do đó, vốn chính sách tiếp tục trở thành động lực quan trọng để đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM trên địa bàn.


Viết Đào


Các tin khác


Điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà

(HBĐT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định 1554/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009-2020.Theo điều chỉnh, Đề án trên được thực hiện đến hết năm 2025 với tổng mức vốn đầu tư là 4.053,256 tỷ đồng.

Sức bật kinh tế tập thể

(HBĐT) - Năm 1949, phong trào tổ đổi công của tỉnh được hình thành. Tháng 5/1958, tỉnh xây dựng HTX điểm đầu tiên tại xóm Nội, xã Hạ Bì, huyện Lương Sơn (nay thuộc thị trấn Bo, huyện Kim Bôi). Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự chung tay, góp sức của các ban, ngành, đoàn thể đã tạo động lực để kinh tế tập thể (KTTT), HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, tạo sinh kế, nâng cao đời sống Nhân dân và góp phần phát triển KT-XH địa phương.

Nỗ lực cao nhất thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2021, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện trong điều kiện KT-XH gặp nhiều khó khăn, nhất là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh. Cùng với đó, ngành Thuế tiếp tục triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, khiến một số khoản thu giảm. Do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN đã đề ra đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các cấp, ngành.

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị chặn dòng dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

(HBĐT) - Ngày 21/9, đoàn công tác do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ các khu tái định cư (TĐC) trên địa bàn huyện Lạc Sơn, công tác chuẩn bị chặn dòng dự án hồ chứa nước Cánh Tạng. Tham gia đoàn có lãnh đạo các sở, ngành, UBND huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.

Lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và tâm huyết với tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Tại Hội nghị ngày 17/9/2021; sau khi nghe báo cáo nhanh kết quả triển khai thực hiện việc giải ngân vốn đầu tư công; thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh năm 2021, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất đánh giá và chỉ đạo:

Thực hiện sứ mệnh “điện phải đi trước một bước”

(HBĐT) - Sau 30 năm tái lập, từ một tỉnh có chưa tới 40% hộ dân được sử dụng điện, đến nay, ánh điện quốc gia đã phủ khắp các vùng quê trong tỉnh. Hạ tầng lưới điện được quan tâm xây dựng, cải tạo, nâng cấp, ngày càng đáp ứng nhu cầu ph.át triển kinh tế của Nhân dân, góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục