(HBĐT) - Năm 1949, phong trào tổ đổi công của tỉnh được hình thành. Tháng 5/1958, tỉnh xây dựng HTX điểm đầu tiên tại xóm Nội, xã Hạ Bì, huyện Lương Sơn (nay thuộc thị trấn Bo, huyện Kim Bôi). Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự chung tay, góp sức của các ban, ngành, đoàn thể đã tạo động lực để kinh tế tập thể (KTTT), HTX phát triển đa dạng trên tất cả các lĩnh vực, phát huy hiệu quả, tạo sinh kế, nâng cao đời sống Nhân dân và góp phần phát triển KT-XH địa phương.
Nhằm đảm bảo nguồn thức
ăn thô cho bò 3B theo chuỗi, HTX Cao Sơn Xanh, xã Cao Sơn (Lương Sơn) sử dụng
máy xay thức ăn thô để không bị mất chất dinh dưỡng.
Thời gian qua, Liên minh
HTX tỉnh đã phát huy tốt vai trò nòng cốt đưa KTTT, HTX phát triển, vận dụng
sáng tạo những chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn,
từ đó tạo sức bật cho KTTT, HTX của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy
mô, chất lượng và hoạt động theo Luật HTX năm 2012.
Đồng chí Trần An Định, Chủ
tịch Liên minh HTX tỉnh cho biết: Đến nay, toàn tỉnh có 202 tổ hợp tác (THT) và
441 HTX, trong đó, 75,2% HTX nông nghiệp, 25,8% HTX phi nông nghiệp. Tổng số
thành viên HTX là 5.250 người và 20.570 lao động làm việc trong HTX. Các THT,
HTX ngày càng được củng cố, đổi mới, phát triển. Hoạt động của HTX, THT trong
những năm qua đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động,
nhất là vùng nông thôn, miền núi, tích cực tham gia chương trình xây dựng nông
thôn mới (NTM) và làm nghĩa vụ với ngân sách địa phương. Hiện, doanh thu bình
quân đạt 1.602 triệu đồng/ HTX, lợi nhuận 195 triệu đồng/ HTX; thu nhập của lao
động đạt 3 triệu đồng/người/ tháng.
KTTT mà nòng cốt là HTX
đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chương
trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh. Thực hiện tiêu chí số 13 về tổ chức
sản xuất trong xây dựng NTM đã tạo điều kiện để các địa phương tổ chức cho người
nông dân phát triển sản xuất hiệu quả, bền vững, liên kết với doanh nghiệp để
cùng tổ chức sản xuất, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa
phương. Các HTX là chủ thể quan trọng tham gia Chương trình OCOP. Đa số các sản
phẩm OCOP của tỉnh đều là sản phẩm của HTX.
Các HTX đã phát huy được
vai trò tập hợp, vận động thay đổi tư duy, cách làm cho người lao động, ứng dụng
tiến bộ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập
quốc tế và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, một số HTX mạnh dạn ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Một số
HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ tưới tự động, nhà lưới, tem truy xuất nguồn
gốc… Việc ứng dụng công nghệ cao góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản
phẩm nông nghiệp, đặc biệt tạo được thị trường tiêu thụ ổn định cho HTX. Tiêu
biểu như HTX chuối Viba (Lương Sơn) sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng
nhà sơ chế, đóng gói, bảo quản chuối, sử dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm;
HTX Hà Phong (Cao Phong) ứng dụng công nghệ lên men hoa quả, quy trình chế biến
và bảo quản hoa quả; HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy (Lạc Thủy) sử dụng máy ăn, uống
tự động, tem truy xuất nguồn gốc và bán hàng qua website giới thiệu sản phẩm…
(HBĐT) - Từ khi đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác (năm 2018) đến nay đã tạo hiệu ứng tích cực thu hút đầu tư vào địa bàn. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thu hút đầu tư trong giai đoạn tới, Hòa Bình đang đề xuất với các bộ, ngành T.Ư ban hành cơ chế đầu tư mở rộng tuyến đường nhằm mở ra cơ hội giúp tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
(HBĐT) - Vừa cho gà ăn, vừa theo dõi đàn gà, ông Bùi Văn Hành ở xóm Lục 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn ngậm ngùi: Đàn gà này tôi mua giống tròn 1.000 con. Nuôi 6 tháng đã đến lúc xuất chuồng mà chưa thấy khách đến mua. Mấy lần gọi tư thương bảo dịch bệnh không đi được, người mua nhỏ lẻ thì bảo tiêu thụ chậm giá rẻ. Đáng lẽ đàn này phải xuất chuồng từ cuối tháng 8 nhưng không bán được đành phải nuôi tiếp. Cách đây mấy ngày, có một người mua 100 con giá 52 nghìn đồng/kg. Trước giống gà lai này trung bình 55 nghìn đồng/kg. Với giá như hiện nay, người chăn nuôi không có lãi, thậm chí còn lỗ. Trước đây, nuôi 1.000 con sau 6 tháng, trừ tất cả chi phí, đến thời điểm xuất chuồng bán ngay lãi khoảng 20 triệu đồng. Nhưng nay giá gà giảm may ra hòa vốn. Không xuất chuồng được vẫn phải chăn nuôi nhưng gà không lớn nữa. Nếu giảm khẩu phần ăn thì gà sụt cân. Mỗi ngày, đàn gà của tôi ăn hết 4 bao cám. Giá gà giảm, giá cám thời gian này tăng liên tục. Mỗi bao cám gà thịt trước 295 nghìn đồng, nay là 305 nghìn đồng, tăng 10 nghìn đồng. Gà không bán được mỗi ngày chịu lỗ 1,22 triệu đồng, đàn gà này quá lứa nửa tháng nay, như vậy lỗ trên 18 triệu đồng.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu, trong 8 tháng năm 2021, trên địa bàn huyện đã có 3.082 lượt khách hàng được vay vốn chính sách với doanh số cho vay đạt trên 107 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, vốn chính sách đã được chuyển tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng thụ hưởng khác ở 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Trong đó, những xã có doanh số cho vay đạt cao như: Tân Thành (14,8 tỷ đồng), Sơn Thủy (gần 12 tỷ đồng), Bao La (11,5 tỷ đồng), Mai Hịch (9,1 tỷ đồng).
(HBĐT) - Để phát triển vùng trồng dưa chuột bao tử, UBND huyện Lạc Thuỷ vừa phối hợp Công ty CP sản xuất - xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và nông sản tổng hợp (Hagimex JSC), địa chỉ tại huyện Kim Bảng (Hà Nam) triển khai chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ dưa chuột bao tử vụ đông năm 2021 tại 10/10 xã, thị trấn.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giao thông vận tải an toàn trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 mới trên địa bàn thành phố.