(HBĐT) - Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
Chương trình được duyệt với mục tiêu đến năm 2025:
- Phấn đấu mức thu nhập bình quân
của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020;
- Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân
tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3%; phấn đấu 50% số xã, thôn ra khỏi địa
bàn đặc biệt khó khăn;
- 100% xã có đường ô tô đến trung
tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm
được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng
kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia
và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào dân tộc thiểu số được
sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được
xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (khu vực III) và thôn đặc biệt khó
khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Hoàn thành cơ bản công tác định
canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy
hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ dân tộc thiểu số đang
cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ
quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho
đồng bào;
- Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5
tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học
trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15
tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%;
- Tăng cường công tác y tế để đồng
bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại;
tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi; 98% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y
tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế
hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ
cân xuống dưới 15%;
- 50% lao động trong độ tuổi được
đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số và
đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;
- Bảo tồn và phát triển các giá
trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà
sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội vãn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền
thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng;
- Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội
ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiêu số tại chỗ.
Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiếu số phù hợp
với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.
* Phạm
vi của Chương trình: Trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa
bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an
toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
* Đối tượng:
- Xã, thôn vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân
tộc thiểu số;
- Hộ gia đình, cá nhân người dân
tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó
khăn;
Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó
khăn.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Đỗ Duy Sâm
(Ban Dân tộc tỉnh) – TH
(HBĐT) - Ngày 13/10, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (DVVL) đã tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề chăn nuôi gà hữu cơ cho lao động nông thôn (LĐNT) tại xã Cao Dương (Lương Sơn). Lớp học thuộc Chương trình đào tạo thường xuyên năm 2021.
(HBĐT) - Ngày 13/10, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương nông dân xuất sắc tỉnh năm 2021. Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch BCH T.Ư HND Việt Nam cùng đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, HND các cấp.
(HBĐT) - Năm 2021, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động nặng nề đến doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Lương Sơn nói riêng. Trong bối cảnh đó, Chi cục Thuế huyện Lương Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(HBĐT) - LTS: Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Cao Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh xung quanh những đóng góp quan trọng của HHDN, cùng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân nhằm vượt qua đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi "mục tiêu kép”.
(HBĐT) - Với những quyết sách, cách làm linh hoạt, phù hợp thực tiễn địa phương, sau hơn 13 năm thực hiện nghị quyết "tam nông” đã làm thay đổi toàn diện nông nghiệp, nông thôn huyện Lạc Thủy. Sản xuất nông nghiệp phát triển hiện đại, cơ sở hạ tầng vùng nông thôn khang trang. Đời sống vật chất, tinh thần người dân khu vực nông thôn ngày càng nâng cao.
(HBĐT) - Ngày 12/10, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp công tác. Tham dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các DN, tổ chức tín dụng, các sở, ngành chức năng.