(HBĐT) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Lương Sơn diễn ra nhanh. Năm 2019, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng gồm 5 xã được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV, hoàn thành trước 1 năm so với Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 11/5/2012 của BTV Tỉnh ủy về huy động các nguồn lực để xây dựng vùng trung tâm huyện trở thành đô thị loại IV, tạo tiền đề sớm thành lập thị xã.


Huyện Lương Sơn xác định đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ để thúc đẩy phát triển đô thị. 
(Ảnh chụp tại Công ty may Esquel - KCN Lương Sơn).

Có được kết quả này, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị. Ngoài sử dụng nguồn lực đầu tư từ NSNN, huyện đẩy mạnh thu hút nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đầu tư phát triển đô thị, hạ tầng nông thôn. Trên địa bàn đã có các đô thị, khu dân cư làm thay đổi rõ nét diện mạo của huyện, như: Khu trung tâm thương mại và nhà ở Đông Dương; khu chợ trung tâm và nhà ở thương mại Queensland (thị trấn Lương Sơn); khu Beverly Hill (xã Cư Yên); khu Achirenco-Villas&Resort (xã Lâm Sơn)... Thị trấn Lương Sơn và 5 xã vùng trung tâm huyện có kiến trúc cảnh quan dần được đồng bộ với định hướng đẹp, hiện đại, điểm nhấn là 16 khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, hiện có 5 khu đã khai thác và 11 khu đang được thực hiện. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn của thị xã; 6 đơn vị đạt tiêu chuẩn phường; tỷ lệ đô thị hóa đạt 60%. Trao đổi với đồng chí Đinh Duy Hưng, Phó trưởng phòng Quản lý đô thị huyện được biết, để đạt được mục tiêu, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cán bộ, Nhân dân để tích cực tham gia xây dựng huyện trở thành thị xã, trong đó có việc xây dựng nếp sống văn minh. Đồng thời, tập trung xây dựng hạ tầng chiếu sáng, thoát nước, công trình giao thông theo tiêu chí đô thị; quy hoạch các khu vui chơi giải trí, tiện ích cho người dân. Huyện chú trọng xây dựng, củng cố bộ máy, sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp yêu cầu công việc. Huyện đã thành lập Phòng Quản lý đô thị, có chức năng chuyên biệt tham mưu cho cấp ủy, chính quyền nhiệm vụ phát triển đô thị được trọng tâm hơn. 

Hiện tại, tỷ lệ đô thị hóa của huyện đạt 43,5%. Để cụ thể hóa mục tiêu nghị quyết đại hội, huyện đang triển khai xây dựng Đề án huy động nguồn lực, tập trung xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã. Bên cạnh đó, Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, gắn với đó là triển khai lập quy hoạch chung đô thị huyện Lương Sơn với phạm vi toàn bộ ĐVHC huyện và tiến hành lập quy hoạch phân khu cho 6 ĐVHC dự kiến lên phường; quy hoạch phân khu các khu đất có giá trị thương mại cao. Từ đó nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng;  khai thác tối đa hiệu quả tiềm năng đất đai để tạo ra nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng thị xã và các ĐVHC đạt tiêu chuẩn phường.

Song song với quy hoạch đất đai, huyện đã quy hoạch gần 1.800 ha đất khu, cụm công nghiệp, trong đó, ngoài 3 khu công nghiệp, 2 cụm công nghiệp đã thành lập, huyện sẽ phát triển thêm 6 - 8 cụm công nghiệp mới để duy trì nguồn lực lâu dài. Đồng thời, tính toán quy hoạch để đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải; công viên cây xanh; thực hiện dự án kè chỉnh trị sông Bùi, tạo dựng cảnh quan đô thị cũng như quỹ đất 2 bên và tiếp tục xây dựng vỉa hè, hệ thống thoát nước dọc quốc lộ 6, góp phần đổi mới bộ mặt đô thị... 

Trong hành trình trở thành thị xã, một trong những quan điểm chỉ đạo của huyện là tập trung nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị để đầu tư xây dựng một số công trình quan trọng, trọng điểm làm động lực phát triển KT-XH và đảm bảo AN-QP. Tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao để thúc đẩy phát triển đô thị...


Bình Giang


Các tin khác


Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa

(HBĐT) - Phát triển nông nghiệp là nền tảng theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường tiêu thụ, gắn kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đó là mục tiêu chung đã, đang được UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện, nhằm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM).

Xã Phú Cường: Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân, đến nay, xã Phú Cường (Tân Lạc) đã hoàn thành 16/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Hiện, xã tập trung thực hiện các tiêu chí còn lại, nhất là giảm tỷ lệ hộ nghèo và nâng cao thu nhập cho Nhân dân.

Trồng 924 nghìn cây phân tán hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh

(HBĐT) - Hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh "Vì một Việt Nam xanh”, 9 tháng qua, các huyện, thành phố trong tỉnh đã trồng 924 nghìn cây phân tán và cây ăn quả các loại; trồng mới hơn 6.400 ha rừng, đạt trên 114% kế hoạch. Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã khai thác khoảng 5 nghìn ha rừng trồng tập trung, khối lượng trên 403 nghìn m3 gỗ; khai thác cây phân tán được 14,74 nghìn m3, tận thu 178,47 nghìn ste củi; khai thác 2.607 nghìn cây bương, tre, luồng, nứa.

Toàn tỉnh có 80 xã đạt tiêu chí về giao thông

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác, đến nay, hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) trên địa bàn tỉnh từng bước được nhựa hóa, bê tông hóa, dần đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa của người dân.

Bảo đảm nguồn lực tài chính để hỗ trợ phục hồi kinh tế

Với tiềm lực, dư địa tài khóa và tín dụng như hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam có thể nới bội chi và vay nợ nhiều hơn để có nguồn lực chi cho chống dịch và hỗ trợ nền kinh tế. Giải pháp này nên thực hiện trong ngắn hạn, đến năm 2023 quay lại quỹ đạo cũ.

Cẩn trọng với rủi ro nợ xấu gia tăng

Nỗi lo gia tăng nợ xấu đang dần hiện hữu vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp (DN) không bán được hàng, bị đứt gãy chuỗi sản xuất, giá trị, dẫn đến không trả nợ kịp thời, đầy đủ. Câu hỏi đặt ra hiện nay là phải xử lý nợ xấu ra sao để giảm nhẹ rủi ro không chỉ gây đau đầu cho các ngân hàng mà với cả các nhà điều hành, quản lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục