(HBĐT) - Ngày 21/10, UBND tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư và kết nối tiêu thụ nông sản (TTNS) giữa tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn FPT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với Tập đoàn FPT.
Tại hội nghị, đại diện lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành đã làm rõ về những lợi thế cũng như những kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh đã đạt được trong thời gian qua. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 70 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP (18 sản phẩm đạt 4 sao, 22 sản phẩm 3 sao; 33 nhãn hiệu được chứng nhận và bảo hộ trên thị trường). Có trên 3.500 ha sản phẩm quả các loại, hơn 560 ha sản phẩm rau các loại, gần 2.000 lồng cá, 22 cơ sở chăn nuôi được chứng nhận và đạt chuẩn. Đây là cơ sở, điều kiện thuận lợi để đưa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tiến vào thị trường Hà Nội. Riêng về cây rau, diện tích gieo trồng toàn tỉnh trên 11 nghìn ha/năm, năng suất 13 - 15 tấn/ha, sản lượng trên 16 vạn tấn/năm, giá trị thu nhập 125 triệu đồng/ha/vụ. Đã hình thành một số vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung; gần 20 HTX, doanh nghiệp được chứng nhận an toàn thực phẩm và là đầu mối sản xuất, thu gom, cung ứng ra thị trưởng, sản lượng khoảng 6.900 tấn/năm.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Tập đoàn FPT trình bày và đề xuất phương án TTNS tại tỉnh. Theo đó, đơn vị trực tiếp thực hiện là Công ty CP công nghệ Sen Đỏ, thuộc Tập đoàn FPT. Dự án được triển khai với mục tiêu góp phần đưa Hoà Bình trở thành "bếp ăn" của Hà Nội. Tổng nguồn vốn đầu tư 500 tỷ đồng, gồm 6 hạng mục và 2 giai đoạn. Trong đó, nguồn vốn chủ yếu phục vụ việc quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và triển khai đầu tư phát triển 1.000 điểm cung ứng rau an toàn của tỉnh cho người dân Hà Nội. Giai đoạn 1 từ quý IV/2021 - quý I/2022, tập trung thử nghiệm sản xuất rau an toàn tại Lương Sơn và một số địa bàn lân cận, quy mô từ 2 - 5 tấn/ngày, cung cấp cho Hà Nội. Đồng thời xây dựng trung tâm vận hành TTNS đặt tại huyện Lương Sơn. Giai đoạn 2 sẽ mở rộng và tăng dần quy mô cung ứng, hướng tới quy mô 100 tấn/ngày. Trong giai đoạn này, FPT sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất trong thực hiện chuyển đổi số, hỗ trợ vay vốn cho người dân; xây dựng trạm thu mua nông sản tại các địa phương.
Để thực hiện dự án, Tập đoàn FPT đề xuất mong muốn được tỉnh hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quy hoạch nguồn cung ứng đảm bảo nguồn cung quy mô lớn, chất lượng an toàn. Trước mắt hỗ trợ đất để xây dựng trụ sở; hỗ trợ vận tải, cũng như có cơ chế hỗ trợ để triển khai dự án trong thời gian tới.
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã trả lời những đề xuất, kiến nghị của Tập đoàn FPT. Theo đó, tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện cũng như đồng hành cùng nhà đầu tư. Đồng chí cũng đề nghị tập đoàn sớm hoàn chỉnh dự án chi tiết, phối hợp với các sở, ngành thực hiện khảo sát thực tế để xây dựng trung tâm thu mua và xử lý nông sản tại Lương Sơn, qua đó để có thể triển khai dự án sớm và hiệu quả nhất.
Để đảm bảo triển khai ngay các hoạt động trong thời gian tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở NN&PTNT cùng Tập đoàn FPT phối hợp tìm kiếm các giải pháp, trước mắt liên doanh, liên kết với một số HTX chuyên sản xuất rau an toàn, tận dụng các cơ sở vật chất có sẵn. Các sở, ngành cần phối hợp với UBND các huyện, thành phố, Tập đoàn FPT xây dựng vùng sản xuất hàng hóa có chất lượng, đảm bảo đủ lượng hàng hóa cung cấp cho tập đoàn; cân đối nguồn lực của tỉnh để hỗ trợ, mở rộng quy mô sản xuất. Về lâu dài tiến tới cung cấp thêm các sản phẩm hoa quả, thuỷ sản, vật nuôi… của tỉnh trong hệ thống TTNS của Tập đoàn FPT.
Hồng Trung
(HBĐT) - Giá lợn tiếp tục giảm sâu xuống dưới mức 40 nghìn đồng/kg khiến nhiều người chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh bị thua lỗ nặng. Không chỉ giá bán sụt giảm mà việc tiêu thụ cũng gặp khó, người chăn nuôi như ngồi trên đống lửa.
Không ít doanh nghiệp FDI trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh ở Việt Nam.
"
Tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn là mục tiêu đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN và PTNT) đặt ra trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, để chương trình phát triển đúng hướng, thực chất đem lại lợi ích cho người dân, cần nỗ lực vào cuộc của các cấp chính quyền cũng như người dân cần nâng cao chất lượng, kỹ thuật... trong việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Trong những năm gần đây, mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta tăng nhanh chóng. Các chủng loại máy móc mới được đưa vào sản xuất như: máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy bừa, máy đập tách hạt, máy cắt cỏ, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy cọ rửa chuồng trại, máy sục khí trong nuôi trồng thủy sản…
(HBĐT) - Ngày 20/10, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến tham vấn nội dung Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Đề án). Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, trong 9 tháng năm 2021, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thép các loại vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021. Dự báo cuối năm, với nhu cầu tiêu thụ tăng lên, xuất khẩu thép dự báo sẽ tăng trưởng tốt.