(HBĐT) - Ngày 5/11, đoàn công tác Bộ NN&PTNT do đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Cao Phong. 


Trong khuôn khổ chương trình, đoàn đã khảo sát thực tế tại huyện Cao Phong và Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh.

Những năm gần đây, diện tích CAQCM của tỉnh tăng trưởng nhanh, được xác định là nông sản chủ lực của tỉnh, có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Năm 2021, diện tích toàn tỉnh là 10.840 ha, trong đó, gần 8.000 ha ở thời kỳ kinh doanh, sản lượng dự kiến 155.000 tấn; thu nhập bình quân đạt 300 - 350 triệu đồng/ha. Sản xuất được chuyên canh rõ nét theo từng vùng, nhóm sản phẩm như: Vùng cam, quýt tập trung chủ yếu ở huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng bưởi tại huyện Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn.

Đến nay, toàn tỉnh có gần 2.120 ha CAQCM được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ… với 38 cơ sở được chứng nhận. Đã xác nhận sở hữu trí tuệ Chỉ dẫn địa lý cho cam Cao Phong, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc, cam Lạc Thủy, cam, bưởi Mường Động (Kim Bôi). Công nhận sản phẩm OCOP 3, 4 sao cho 19 sản phẩm hoa quả tươi, sản phẩm chế biến từ quả có múi.

Kênh tiêu thụ các sản phẩm CAQCM cũng ngày càng đa dạng: Thông qua hợp đồng giữa các công ty, HTX, trang trại với doanh nghiệp; tư thương hợp tác với nhà vườn; bán lẻ trực tiếp; điểm giới thiệu sản phẩm tại khu du lịch, hội chợ… Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật vào bảo quản, sơ chế, chế biến vẫn còn nhỏ lẻ, mang tính thử nghiệm; một số diện tích sử dụng giống chưa đảm bảm chất lượng; đã xảy ra tình trạng dư thừa, giảm giá sâu trong thời điểm chính vụ; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất chưa phát triển đồng bộ với việc mở rộng quy mô, diện tích sản xuất…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh đã nghiên cứu, xây dựng đề án tái canh cây có múi trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, trong thời gian tới sẽ chỉ đạo các sở, ngành chức năng tham mưu, phối hợp các viện, vụ của Bộ để triển khai đề án, góp phần đưa tỉnh trở thành địa bàn trọng điểm về cây có múi của quốc gia.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đề nghị tỉnh tập trung 3 nhiệm vụ: Tái canh cây có múi, phục hồi đất và thâm canh. Đối với vườn chất lượng tốt tập trung thâm canh. Trong tái canh cây có múi làm tốt khâu chọn giống, xác định giống có chất lượng tốt, sạch, khỏe; thực hiện xét nghiệm, xử lý, cải tạo, phục hồi đất; đảm bảo quy trình thâm canh bền vững. Nâng cao hình ảnh, thương hiệu cho sản phẩm, xây dựng liên kết tổ hợp tác. Các vụ, viện căn cứ vai trò, nhiệm vụ hỗ trợ quy trình canh tác, ưu tiên hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Hòa Bình xây dựng, quản lý cây đầu dòng theo tiêu chuẩn; hỗ trợ khuyến nông, xây dựng vườn mẫu, tuyên truyền, tập huấn để phục vụ nông dân học tập kinh nghiệm thực tế…

T.H


Các tin khác


Giải ngân vốn đầu tư công được 2.390 tỷ đồng

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, đến ngày 25/10, toàn tỉnh đã giải ngân được 2.390 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ.

Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong thời kỳ dịch bệnh

(HBĐT) - Ngày 4/11, Sở NN&PTNT phối hợp Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tọa đàm "Thúc đẩy tiêu thụ nông sản (TTNS) tỉnh Hoà Bình trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19”. Tham gia tọa đàm có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; doanh nghiệp, HTX; Phòng NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp và 70 nông dân tiêu biểu của các huyện: Yên Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn. 

Đột phá từ thực hiện nghị quyết “tam nông”: Bài 1 - Cuộc cách mạng nâng cao đời sống Nhân dân

(HBĐT) - Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn - nghị quyết "tam nông”, đã góp phần quan trọng tạo nên cuộc thay đổi phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất, chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh và phát triển chăn nuôi tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 3/11, đoàn công tác của Sở NN&PTNT tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, triển khai tiêm phòng vắc xin và phát triển chăn nuôi những tháng cuối năm trên địa bàn huyện Mai Châu.

Dồn sức để xã Cao Sơn về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Đà Bắc quan tâm tập trung nguồn lực để xã Cao Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhận được sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của người dân, xã đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí với quyết tâm cao nhất, đưa xã về đích NTM theo đúng lộ trình, kế hoạch đề ra.

Huyện Kim Bôi: Chủ động sản xuất vụ đông

(HBĐT) - Vụ đông 2021 - 2022, huyện Kim Bôi phấn đấu gieo trồng 1.920 ha rau màu, tập trung vào một số cây trồng như ngô, khoai tây, khoai lang, cây rau đậu các loại… Tranh thủ những ngày tạnh ráo, nông dân trên địa bàn huyện tập trung thu hoạch diện tích cây màu vụ mùa - hè thu còn lại, đẩy nhanh tiến độ trồng cây màu vụ đông theo khung thời vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục