Hiệu quả mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi gà thịt
Thứ năm, 11/11/2021 | 8:28:43 Sáng
(HBĐT) - Từ tháng 4 - 10/2021, Hội Nông dân (HND) tỉnh xây dựng và triển khai mô hình "chi hội nông dân nghề nghiệp, hợp tác xã (HTX) chăn nuôi gà thịt” tại xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Đến nay, mô hình đã, đang phát triển ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, bền vững; tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Gia đình ông Bùi Văn Tiện, xóm Ba Giang, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) duy trì, phát triển chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học quy mô trên 2.000 con/lứa.
Tham gia mô hình gồm 10 hộ thành viên của chi hội nghề nghiệp xóm Ba Giang, xã Mỵ Hòa. Trong tháng 7, HND tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh cho các hộ tham gia mô hình và các hộ có cùng đối tượng trong chăn nuôi có nhu cầu hỗ trợ. Sau khi tập huấn, HND tỉnh phối hợp nhà thầu bàn giao 4.100 con giống gà Lạc Thủy 1 ngày tuổi và một số thức ăn thức ăn hỗn hợp cho các hộ, các hộ cam kết đối ứng chuồng trại, con giống và thức ăn, thuốc thú y, điện để đảm bảo mô hình có quy mô hơn.
Ông Bùi Văn Tiện - hộ tham gia mô hình chia sẻ: Sau khi tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học, tôi đã áp dụng kiến thức, kỹ thuật được học vào thực tế. Gia đình tôi được HND tỉnh hỗ trợ hơn 400 con gà giống và thức ăn chăn nuôi. Sau 3 tháng chăm sóc, đàn gà phát triển tốt, trung bình đạt khoảng 2 kg/con. Giá bán 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg so với trước. Hiện, gia đình tôi vẫn duy trì mô hình với quy mô trên 2.000 con/lứa.
Theo đánh giá của Ban quản lý dự án, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giá thức ăn chăn nuôi cao, thời tiết diễn biến phức tạp nên gà mắc nhiều loại bệnh, chăm sóc khó khăn... Song mô hình đã giúp các hộ tham gia nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng giống gà có nguồn gốc, chất lượng phù hợp với địa phương. Việc áp dụng KHKH vào sản xuất giúp nông dân giảm chi phí, giảm nhân lực trong việc chăm sóc, chăn nuôi. Các thành viên trong chi hội liên kết với nhau để sản xuất và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, bước đầu đã ký kết với với các đơn vị trong, ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm với giá trung bình từ 90 - 100.000 đồng/kg. Không chỉ vậy, mô hình còn tạo sức lan tỏa tới các hộ nông dân trong xã và các địa phương khác nâng cao kiến thức, kỹ thuật trong việc sản xuất theo chuỗi, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
Bên cạnh đó, mô hình giúp các hộ tham gia tiếp cận, áp dụng đồng bộ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, phương pháp quản lý, xử lý đối với từng loại chất thải và môi trường chăn nuôi như: Kết hợp dùng các chế phẩm vi sinh phun xử lý mùi hôi, phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại để hạn chế mầm bệnh, ruồi muỗi, thường xuyên vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và khu vực vườn chăn thả…
Đồng chí Bùi Đức Biên, Phó Chủ tịch HND tỉnh nhấn mạnh: Việc triển khai các mô hình phát triển kinh tế và thành lập các tổ hội, chi hội nghề nghiệp góp phần nâng cao vai trò của HND các cấp trong việc xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể. Qua đó, hình thành tư duy sản xuất theo chuỗi giá trị, mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng KHKT, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Thời gian tới, HND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tổ hội, chi hội nghề nghiệp vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt của HND trong phát triển nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Tổ chức khảo sát, nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh để lựa chọn, phát huy thế mạnh ngành nghề, lĩnh vực của từng địa phương nhằm tuyên truyền, vận động nông dân đăng ký tham gia chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Phối hợp các sở, ngành tổ chức đào tạo nghề, ứng dụng KHKT vào sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn… Chú trọng liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ hội viên ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, cả nước tiếp tục phải đối mặt với diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19. Trên địa bàn tỉnh cũng xuất hiện các ca bệnh trong cộng đồng làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống KT-XH, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp (DN). Hoạt động thu hút đầu tư và phát triển DN đạt kết quả thấp. Tính trong 9 tháng năm nay, số DN đăng ký tạm ngừng hoạt động và giải thể tự nguyện chiếm tỷ lệ lớn so với số DN thành lập mới. Nhiều dự án tiến độ triển khai chậm. Thực tế này đòi hỏi nhanh chóng có giải pháp khắc phục khó khăn, kịp thời hỗ trợ DN phục hồi sản xuất và thúc đẩy dự án đầu tư vào tỉnh.
(HBĐT) - Chiều 9/11, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX của Liên minh HTX Việt Nam tổ chức khai mạc hội nghị tập huấn kỹ năng kinh doanh và tiếp cận thị trường trong nước cho các HTX. Tham dự hội nghị có trên 100 đại biểu là chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc các HTX trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 9/11, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến "Đánh giá kết quả sản xuất năm 2021, triển khai sản xuất vụ đông xuân 2021-2022 các tỉnh phía Bắc”. Đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh.
(HBĐT) - Lãng phí lâu nay được định nghĩa là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực Nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
(HBĐT) - Cuối tháng 4, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) bùng phát, gây ra những thiệt hại nặng nề đối với hộ chăn nuôi ở một số xã trên địa bàn huyện Mai Châu. Từ đó đến nay, dịch tiếp tục xảy ra khiến không ít hộ dân "trắng tay” khi cả đàn lợn phải tiêu hủy vì mắc bệnh.