Lượng tiền gửi thanh toán cá nhân trong ngân hàng giảm liên tiếp 2 tháng qua nhưng vẫn có mức tăng 166.000 tỉ đồng so với đầu năm.
Lượng tiền gửi thanh toán của cá nhân giảm tháng thứ 2 liên tiếp. NGỌC THẮNG
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, lượng tiền gửi thanh toán của cá nhân trong hệ thống ngân hàng giảm liên tục trong 2 tháng qua. Con số công bố gần nhất là tháng 9 giảm 2.000 tỉ đồng so với tháng 8, xuống còn 5,291 triệu tỉ đồng. Trước đó, lượng tiền gửi cá nhân thanh toán tháng 8 giảm 1.000 tỉ đồng so với tháng 7, xuống còn 5,293 triệu tỉ đồng.
Kể từ đầu năm đến nay, tháng 2 có lượng tiền gửi cá nhân tăng mạnh nhất 138.000 tỉ đồng, lên 5,263 triệu tỉ đồng. Thế nhưng qua tháng 3 sụt giảm mạnh 13.000 tỉ đồng, xuống còn 5,25 triệu tỉ đồng. Qua tháng 4, 5, 6 và 7 hồi phục tăng từ 1.000 đến 18.000 tỉ đồng mỗi tháng.
Mặc dù lượng tiền gửi thanh toán của cá nhân tháng 9 tăng chậm hơn so với tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế nhưng xét về con số tuyệt đối lại cao hơn. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tháng 9 tăng nhanh 7,8%, lên 5,258 triệu tỉ đồng. Trong khi cá nhân gửi tiền cao hơn 33.599 tỉ đồng, ở mức 5,291 triệu tỉ đồng.
Lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng của các ngân hàng thương mại tăng gần đây. Chẳng hạn, Sacombank tăng lãi suất huy động từ 0,2 - 0,6%/năm tùy theo kỳ hạn, cụ thể 1 tháng lên 3,1%/năm, 3 tháng lên 3,4%/năm, 6 tháng lên 4,3%/năm, 12 tháng lên 5,5%/năm… Hay Techcombank tăng lãi suất huy động tiết kiệm tiền đồng khoảng 0,2 - 0,46%/năm, cụ thể kỳ hạn 1 tháng từ 2,4 - 3,1%/năm, 3 tháng từ 2,6 - 3,35%/năm, 6 tháng từ 3,5 - 4,6%/năm, 12 tháng từ 4,3 - 5,4%/năm…
Theo Báo Thanh niên
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 173 cửa hàng bán lẻ xăng dầu được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/ 2021/QĐ-TTg, ngày 6/11 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 7/7/2021 về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 11 tiếp tục tăng cao. Số liệu do Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy trong 15 ngày của tháng 11 (từ ngày 1 - 15.11), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 29,59 tỉ USD, tăng 3% so với nửa cuối tháng 10. Kết quả này đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến hết ngày 15.11 đạt 569,03 tỉ USD, tăng 22,7%, tương ứng tăng 105,32 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Để phát huy kinh tế địa phương và khắc phục hoạt động chưa hiệu quả của các hợp tác xã (HTX) hiện nay cần tập trung tăng cường bồi dưỡng nguồn nhân lực, tài chính và trình độ quản trị và phương thức quản lý.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có 70 sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên; các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình còn nhiều khó khăn, từ lựa chọn sản phẩm, chuẩn hóa, tiêu thụ đến phát triển sản phẩm OCOP.