Ngoài việc giảm phí, lệ phí năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 35 loại phí, lệ phí, thực hiện từ ngày 1/1/2022 đến 30/6/2022.


Ngành đường sắt lao đao mùa dịch bệnh. Ảnh: TTXVN.

Theo nội dung dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có 35 khoản phí, lệ phí được đề xuất giảm từ 10 - 50% nhằm tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Về cơ bản, dự thảo kế thừa các quy định về giảm phí, lệ phí đang được thực hiện đến hết năm 2021.

Theo đó, nhiều lĩnh vực được đề xuất giảm lên tới 50% như: Giảm 50% mức thu các khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán; 50% lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Một số lĩnh vực hứng chịu thiệt hại nặng nề như: Vận tải đường sắt, du lịch cũng được đề xuất giảm 50% phí, lệ phí như: Phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, nội địa.

Theo dự thảo Thông tư, mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường là bằng 70% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường, ban hành kèm theo Thông tư số 22/2020/TT-BTC ngày 10/4/2020 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác và sử dụng dữ liệu về môi trường.

Đối với mức thu phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan trung ương thực hiện là bằng 80% mức thu phí quy định tại Biểu mức thu phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất và xả nước thải vào nguồn nước, ban hành kèm theo Thông tư số 270/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất do cơ quan Trung ương thực hiện.

Nhằm hỗ trợ cho đối tượng trong lĩnh vực hàng không, vận tải, Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe kinh doanh vận tải hành khách; giảm 20% mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực hàng không…Bên cạnh đó, một số phí, lệ phí giảm "nhỏ giọt” 10% như: Phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay; lệ phí ra, vào cảng hàng không, sân bay đối với chuyến bay của nước ngoài đến các cảng hàng không Việt Nam, phí sử dụng đường bộ thu đối với xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh vận tải; phí trong công tác an toàn thực phẩm…


Năm 2020, trên cơ sở đề xuất của các Bộ, Bộ Tài chính ban hành 21 Thông tư điều chỉnh giảm mức thu 29 khoản phí, lệ phí với nhiều mức giảm cao như: Giảm 20% mức phí thẩm định cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; giảm 50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng...

Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và người dân chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 năm 2021, gần đây nhất, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC ngày 24/06/2021, quy định giảm mức thu 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, số tiền phí, lệ phí được miễn, giảm trong năm 2021 là khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Các chính sách này được thực hiện có hiệu lực đến hết 31/12/2021.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Quyết định chủ trương đầu tư cho 29 dự án

(HBĐT) - Trong tháng 10, UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 1.282 tỷ đồng; chấp thuận chủ trương điều chỉnh 2 dự án đầu tư. Lũy kế 10 tháng qua, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 29 dự án đầu tư trong nước; điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 24 dự án. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 630 dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước còn hiệu lực hoạt động.

Lãi suất tiền gửi không còn hấp dẫn

Các ngân hàng có động thái khuyến mại để hút tiền gửi trở lại khi tín dụng tăng mạnh. Tuy nhiên, lãi suất hấp dẫn vẫn chưa đủ với người có tiền nhàn rỗi.

Cam kết của Việt Nam tại COP26 là một bước ngoặt lịch sử

Theo chuyên gia về môi trường, tiến sỹ Đỗ Nam Thắng, Việt Nam sẽ cần quyết tâm cao để hiện thực hóa cam kết này do phải giải quyết nhiều thách thức, bao gồm thay đổi căn bản cơ cấu nền kinh tế.

Thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

(HBĐT) - Hơn 2 năm qua, thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, chú trọng thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế, nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển KT-XH.

Chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền núi

(HBĐT) - Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tính trong 5 năm trở lại đây, vai trò của KHCN trong tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng từ 23,08% lên 30,24%; năng suất lao động tăng từ 5,25% lên 8,33%. KHCN và đổi mới sáng tạo từng bước trở thành động lực chính để tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa những lợi thế sẵn có của tỉnh.

Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn năng động, trách nhiệm

(HBĐT) - Là tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xóm Bin, do Đoàn thanh niên xã Tử Nê (Tân Lạc) quản lý, Bùi Bích Phượng không quản ngại khó khăn, tận tụy với công việc, quản lý tốt nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, cùng với kinh nghiệm của bản thân giúp nhiều thanh niên vượt qua khó khăn, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục